Khi cha mẹ tái hôn
Với chúng ta, ai cũng mong muốn luôn được sống trong một gia đình hạnh phúc, đầy đủ cả cha lẫn mẹ. Thế nhưng, trong cuộc sống không có gì là hoàn hảo cả, nên chuyện bạn kém may mắn khi chỉ có mình mẹ hay mình cha. Hơn nữa, chuyện bố hay mẹ bạn sẽ tái hôn là điều khó tránh khỏi. Có nhiều bạn sẽ ủng hộ và chấp nhận điều đó, ngược lại, sẽ có bạn không bao giờ đồng ý. Vậy nếu ở trong hoàn cảnh đó bạn sẽ làm gì. Tư vấn An Nam xin chia sẻ tới bạn đọc bài viết cách ứng xử khi cha mẹ tái hôn.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Nếu không còn yêu thì bố mẹ hãy ly hôn
- Cách ứng xử với con riêng của chồng
Chia sẻ của An Nam
Với chúng ta, ai cũng mong muốn luôn được sống trong một gia đình hạnh phúc, đầy đủ cả cha lẫn mẹ. Thế nhưng, trong cuộc sống không có gì là hoàn hảo cả, nên chuyện bạn kém may mắn khi chỉ có mình mẹ hay mình cha. Hơn nữa, chuyện bố hay mẹ bạn sẽ tái hôn là điều khó tránh khỏi. Có nhiều bạn sẽ ủng hộ và chấp nhận điều đó, ngược lại, sẽ có bạn không bao giờ đồng ý. Vậy nếu ở trong hoàn cảnh đó bạn sẽ làm gì.
1. Tôn trọng quyết định của người lớn
Ai trong chúng ta rồi cũng có một chút ích kỷ, chút quan tâm đến cảm nhận cũng như muốn tốt cho bản thân mình. Thế nhưng, trong trường hợp cha hay mẹ của bạn quyết định việc tái hôn thì hãy mở lòng để chấp nhận và tôn trọng quyết định ấy.
Ở hoàn cảnh đó, chính bậc phụ huynh của bạn mới là người cảm thấy mệt mỏi hơn cả. Họ phải chịu đựng những áp lực từ lời trách móc, kỳ thị của những người xung quanh. Đôi khi chính nó cũng làm bạn cảm thấy khó chịu và bức xúc. Thế nhưng, cha/mẹ bạn cũng cần có hạnh phúc cho riêng mình, họ cũng cần tình yêu thương, chỗ dựa tinh thần như bạn mà thôi. Dù bạn là con nhưng làm sao bạn có thể ở bên cạnh cha/mẹ mình cả đời được. Vậy nên, thay vì phản đối, hãy tôn trọng quyết định của cha/mẹ bạn.
2. Không nên chối bỏ thành viên mới
Với bạn, chắc hẳn việc có thêm một người thứ 3 xuất hiện trong cuộc sống của bạn thì bạn sẽ chẳng vui vẻ gì. Có khi còn là sự khó chịu, ghét bỏ hay căm thù. Nhưng trên thực tế, họ chẳng có lỗi gì cả, họ chẳng cướp đi cha/ mẹ bạn cả mà chính cha/ mẹ bạn mới là người đồng ý mối quan hệ ấy.
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030819
Nếu bạn phản đối hay tỏ ra thái độ với người ấy thì chỉ có cha/ mẹ bạn là người khó xử, vì họ là người ở giữa, không biết giải quyết như thế nào. Nếu đã tôn trọng quyết định của người lớn thì hãy bỏ đi những định kiến về “cha dượng”, “mẹ ghẻ”. Chính những điều đó cũng là nguyên nhân tác động khiến bạn có cái nhìn không tốt về nhân vật mới ấy.
Có nhiều trường hợp mới đầu bạn sẽ cảm thấy không thoải mái, cố tình cãi bướng, không nghe lời, vô lễ,…và luôn ôm cái suy nghĩ không ai hiểu mình cả. Vậy thì lúc đó bạn hãy nhìn về bố mẹ mình xem họ đang cảm thấy như thế nào?
3. Mở lòng để chấp nhận, thời gian sẽ giúp bạn
Những lúc như vậy, đừng cố gượng ép mình để chấp nhận hay phải thế này thế khác, mà hãy để thời gian giúp bạn thích nghi. Hãy suy nghĩ theo hướng tích cực để đón nhạn những điều mới đó. Như vậy, mọi thứ sẽ dần ổn hơn, bạn cũng dễ dàng chấp nhận hơn là việc không chuẩn bị kỹ lưỡng được trước đó.
Có thể trong lúc chung sống cùng một mái nhà, bạn và người ấy sẽ không thể tỏ ra thoải mái ngay mà cũng có gì đó gượng gạo hay chưa thật sự thoải mái. Nhưng đến một lúc nào đó, bạn sẽ hiểu được những việc bạn đang làm nó có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống gia đình lúc này. Có những điều hãy chia sẻ thẳng thắn với phụ huynh để được cảm thông cũng như hiểu nhau hơn. Bạn sẽ tránh được cảm giác bị bỏ rơi hay thiếu thốn tình cảm của cha/ mẹ dành cho mình.
Bài viết liên quan: