Đặc điểm tâm lý của trẻ tuổi lên 3
Có lẽ nhiều bậc cha mẹ sẽ cảm thấy bối rối, lo lắng. Đặc biệt là đối với những ai lần đầu làm cha mẹ. Khi chăm lo cho con chỉ mong sao cho con khỏe mạnh ngoan ngoãn. Mỗi giai đoạn tính cách, tâm lý của trẻ có sự thay đổi khiến cho các bậc cha mẹ vô cùng lúng túng không biết phải ứng xử với con như thế nào. Chúng ta cùng đọc để hiểu được tâm lý lứa tuổi lên 3 của con mình nhé.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Những dấu hiệu nhận biết rối loạn lo âu
- Con trong độ tuổi dậy thì cần gì ở cha mẹ?
Chia sẻ của An Nam
Cuộc đời con người phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, và ở mỗi giai đoạn chúng ta sẽ phải trải qua những khó khăn nhất định. Bởi một độ tuổi sẽ có một khủng hoảng riêng, ở trẻ 3 tuổi, khủng hoảng này được gọi là khủng hoảng tuổi lên 3. Chỉ khi ta giải quyết tốt, và trải qua được khủng hoảng của từng độ tuổi, ta mới có thể phát triển bình thường và có thể đối mặt với khủng hoảng ở các giai đoạn sau. Vậy ở tuổi lên 3, trẻ có những đặc điểm tâm lý như thế nào? Sau đây là một số đặc điểm tâm lý đặc trưng của trẻ ở độ tuổi lên 3.
1. Hay bắt chước
Ở tuổi này, trẻ bắt đầu hoàn thiện về thể chất và khả năng hoạt động, trẻ sẽ tham gia vào nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Thời gian này cũng là khoảng thời gian trẻ bắt đầu hình thành tính cách, nhận thức, nhân cách của bản thân. Chính vì vậy, môi trường xung quanh và cách dạy dỗ của bố mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, nhân cách của trẻ trong tương lai.
Bên cạnh đó, bố mẹ là người gần gũi và có sức ảnh hưởng lớn nhất đến con, nên tác động tới con rất lớn. Con có thể bắt chước bố mẹ về tất cả mọi thứ, từ lời nói, hành động; cho đến cách biểu hiện cảm xúc, cách ứng xử với người khác. Trẻ thường bắt chước những câu nói, những hành động của người lớn. Trong độ tuổi này hoạt động chủ đạo của trẻ là chơi với đồ vật, trẻ có thể biết cầm thìa xúc cho bé ăn, giống như việc cha mẹ cho con ăn. Thậm chí cả những lời chửi mắng và đánh đập trẻ cũng bắt chước y nguyên.
2. Thích khám phá
Ở tuổi lên 3, trẻ không chỉ phát triển về thể chất mà còn phát triển về nhận thức: nhận thức bản thân và nhận thức thế giới xung quanh. Trẻ bắt đầu thích khám phá về những điều mới lạ trong cuộc sống, chính vì vậy trẻ đặt ra cho bố mẹ và những người xung quanh trăm ngàn câu hỏi vì sao.
Trẻ cảm thấy điều gì cũng vô cùng mới lạ và thú vị. Ở những đứa trẻ bình thường đều có ham muốn khám phá thế giới như vậy. Điều này, thể hiện sự tích cực và phát triển bình thường ở trẻ.
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
3. Muốn tự lập
Khi con lên 3, bố mẹ thấy rằng con muốn tranh làm tất cả mọi việc trước hết là công việc của con, sau đó là công việc của bố mẹ như: khuấy trứng, nhặt rau, rửa bát dù rằng con nhanh chán, và làm mọi việc hầu hết đều không tốt, khiến cho bố mẹ cảm thấy bực mình.
Tuy nhiên, đó lại là đặc trưng lứa tuổi của con, muốn tự lập, muốn được giống như người lớn. Bố mẹ cần biết được đặc trưng tâm lý này của con ở độ tuổi lên 3, khi đó mới có cách ứng xử, sự khuyên bảo đúng mực, đảm bảo cho con có thể phát triển một cách tốt nhất
4. Hay hờn dỗi, khóc lóc
Nhiều bố mẹ có con ở tuổi này cảm thấy bất lực vì con quá ngang bướng và hay giận dỗi. Tuy nhiên, con người ở mỗi lứa tuổi sẽ mang trong mình một tính cách khác nhau; hay hờn giận, ăn vạ là đặc trưng của trẻ ở thời kì này. Hầu như, ở đứa trẻ nào cũng có phản ứng như vậy, chỉ khác nhau là ít hay nhiều tùy thuộc vào đặc trưng hệ thần kinh của mỗi đứa nhỏ.
Trẻ ăn vạ, hờn dỗi như vậy một phần là để được người lớn đáp ứng nhu cầu của mình; hai nữa là để nhận được sự quan tâm, vỗ về từ bố mẹ hay mọi người xung quanh. Nếu như bố mẹ có cách ứng xử phù hợp, giai đoạn này sẽ nhanh chóng qua đi và đứa trẻ có thể phát triển với tâm sinh lý bình thường.
Bài viết liên quan: