Cách dạy con vào lớp 1
Giai đoạn bước vào lớp 01 được cho là bước phát triển quan trọng của trẻ. Nhiều bậc cha mẹ chỉ quan tâm đến học thức nên không ít người cho trẻ đi học trước tại các trung tâm nhưng thực tế điều trẻ cần không phải là những gì mà các bậc cha mẹ đang làm. Điều trẻ cần là cách thích nghi với môi trường mới cũng như các nấc thang cho sự trưởng thành của trẻ. Vậy, cha mẹ cần chú ý những vấn đề gì về cách dạy con vào lớp 1?
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Để con trai tốt hơn, tôi nên làm gì?
- Cách dạy con gái 11 tuổi đến 15 tuổi
Chuẩn bị vào lớp 1, đây là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần của trẻ bởi vì đây là thời điểm trẻ bắt đầu có sự thay đổi và dần thích nghi với các mối quan hệ mới trong môi trường hoạt động trường học. Nếu không có những chuẩn bị đầy đủ, trẻ rất dễ gặp những vấn đề về tâm lý như sợ đến trường, trở nên bướng bỉnh, không nghe lời.. vì không kịp thích nghi được với môi trường mới này.
Ở hoạt động học tập, đây là một trong những hoạt động mà được các thầy cô và cha mẹ quan tâm và đánh giá cao, ngoài ra, đây cũng là thời điểm trẻ rất ham học hỏi nên cha mẹ không nên bỏ lỡ thời điểm này để có thể dạy con một cách nghiêm túc và đạt được hiệu quả nhất. Việc học tập trong giai đoạn này là quan trọng nhưng có một điều cha mẹ nên lưu ý là không nên cho trẻ tập trung quá nhiều về hoạt động là học kiến thức văn hóa, thay vì đó hãy để cho trẻ có cơ hội được tiếp xúc với nhiều kĩ năng sống, các kiến thức xã hội đơn giản như dạy con tư thế ngồi học đúng không gây mỏi lưng, vẹo cột sống, dạy con tính tập trung, lắng nghe, tính thật thà hay cách nói chuyện lễ phép,… Vì tiếp xúc với nếp sống trong trường, tính kỷ luật của trẻ dần được phát triển, nên lúc này cha mẹ không nên tùy ý cho trẻ tự ý làm những việc có thể gây ảnh hưởng đến tính kỷ luật của trẻ như để trẻ dành thời nhiều cho các đồ điện tử thông minh, quan tâm đến các trò chơi, trò tiêu khiển của bé quá nhiều đều không tốt.
Độ tuổi này cũng là lúc trẻ bắt đầu hoàn thiện về khả năng vận động cũng như tính tự lập, trách nhiệm của trẻ, nếu có điều kiện hãy dạy trẻ thêm nhiều kĩ năng như đạp xe, bơi lội, chơi đàn, múa hát hay các hoạt động thể thao khác như đá bóng, cầu lông, bóng bàn, bóng rổ,… bởi vì lúc này trẻ rất dễ học tập các hoạt động này cũng như thông qua các hoạt động này giúp trẻ có sự phát triển về khả năng vận động, sự nhận thức tốt hơn về bản thân mình cũng như cách làm việc nhóm hiệu quả, đặc biệt lúc này trẻ rất thích thú trong việc cạnh tranh, dành chiến thắng và được sự công nhận từ bạn bè cũng như người khác.
Cha mẹ nên biết rằng, trẻ em nếu có một lối sống đầy đủ hoạt động thể thao từ bé vừa giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, linh hoạt, tinh thần, trí tuệ minh mẫn và đặc biệt sẽ giúp trẻ về lâu dài có một lối sống lành mạnh hơn.
Tiếp đến, vấn đề phát triển suy nghĩ của trẻ. Ở độ tuổi vào lớp 1 này trẻ bắt đầu hình thành lối suy nghĩ logic, trẻ sẽ nói chuyện một cách có chọn lọn, ít phóng đại hơn so với giai đoạn trước. Tuy bắt đầu có suy nghĩ logic hơn, nhưng sự tưởng tưởng của trẻ ở trong độ tuổi này vẫn rất phong phú. Cha mẹ nên cho bé học tập các hoạt động tĩnh mang tính khéo léo như vẽ,tô màu, cắt giấy, xếp hình,.. để tăng khả năng sáng tạo cũng như tư duy hình ảnh, hình khối của bé. Nên có ít các hoạt động học tập có thể làm giảm khả năng tưởng tượng của trẻ như là vẽ hình theo mẫu hay dạy cho trẻ cách so sánh một vật cố định. Hãy để cho trẻ tự tưởng tượng những thứ mà chúng thấy thích ví dụ nếu nhìn vào một “chữ O” hãy để trẻ tự tưởng tượng như quả trứng, quả bóng, mặt trời thay vì dạy cho trẻ biết “chữ O” như là “chữ O”.
Cũng vì có nhiều thay đổi về các hoạt động môi trường, trẻ cũng sẽ đối mặt với nhiều vấn đề về lựa chọn hơn, trẻ phải tự đưa ra các quyết định của mình trong việc thực hiện các hoạt động khác nhau, các lựa chọn khó khăn có thể dẫn trẻ dến các biểu hiện khó chịu, cáu gắt, những lúc như này cha mẹ nên quan tâm hơn đến trẻ, đặc biệt hãy lắng nghe và có thể đưa ra gợi ý hoặc quyết định giúp trẻ. Thay vì kiểm soát, bắt ép trẻ phải làm việc này việc nó quá nhiều vì giai đoạn này trẻ rất bướng bỉnh, có chút tự kiêu tự đại.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất trong giai đoạn này chính là kết quả của quá trình học tập của trẻ. Độ tuổi này trẻ rất thích thú khi nhận được lời khen, sự đánh giá tốt, điều này giúp trẻ càng khẳng định được bản thân mình. Và để đạt được kết quả tốt trong học tập, trẻ sẽ biết chăm chỉ hơn, vì chỉ có chăm chỉ học tập thì trẻ mới giữ vững được địa vị của mình trong lòng mọi người. Một đứa trẻ luôn nhận được sự khích lệ, quan tâm của mọi người luôn sẽ dễ dàng cố gắng và đạt được thành tích cao trong học tập hơn so với những đứa trẻ mà bố mẹ chỉ quan tâm đến kết quả học, ép trẻ phải học thật giỏi nhưng lại không nhận được một phần thưởng gì cho sự nỗ lực của trẻ, điều này làm trẻ càng bất mãn và dẫn đến tình trạng học hành càng sa sút hơn. Nhưng mà, trẻ em không phải lúc nào cũng luôn luôn dạt được kết quả tốt, trong một số hoạt động hay môn học khác nhau, trẻ có thể kém hơn so với mặt bằng chung của lớp. Cha mẹ nên quan tâm và đưa ra các lợi động viên, khích lệ cho trẻ thay vì trách mắng chúng khi không đạt được hiệu quả như ý. Một số đứa trẻ rất dễ bị tổn thương khi gặp phải những lời trách móc từ những người có địa vị cao hơn nó.
Vai trò của cha mẹ trong giai đoạn cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1 là rất cần thiết, nếu ta nhìn vào cha mẹ của những đứa con có thành tích học tập tốt thì sẽ thấy một số đặc điểm về hành vi ứng xử của họ tác động đến kết quả học tập của con trong nhà trường (Hes, Holloway, 1984)
– Cha mẹ có con học giỏi sẽ tin tưởng con cái của mình có những thành công vang dội trong tương lai. Các bậc cha mẹ đó giúp trẻ tin tưởng vào bản thân mình, khuyến khích chúng thực hiện tốt những nhiệm vụ phù hơp với độ tuổi ở trường cũng như ở nhà.
– Quan hệ giữa cha mẹ và con cái là nồng ấm và yêu thương. Các phương pháp cha mẹ dùng để kiểm tra và duy trì kỷ luật là đặc trung với phong cách dân chủ hơn là độc đoán. Hãy dạy cho trẻ biết rằng nó luôn được an toàn, yêu thương và bao bọc và đáng được hưởng như vậy.
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
– Cha mẹ của những đứa trẻ có kết quả học tập tốt ở trường thường xuyên được giao tiếp với con cái. Cha mẹ thường xuyên lắng nghe, trò chuyện với con cái những như khích lệ, ủng hộ con cái tự khám phá bản thân mình.
Cha mẹ cũng nên giải thích rõ ràng sự chuẩn bị tốt bài vở ở trường cũng là một bước để giúp trẻ đạt được kết quả học tập tốt hơn ở trường.
Nói chung, có thể thấy, để trẻ bước vào lớp 1 và có những điều kiện để phát triển tốt trong tương lai, cha mẹ cần dẫn dắt, chỉ bảo và tạo điều kiện cho trẻ trong các hoạt động trong cuộc sống. Trẻ em rất cần sự khuyên bảo, khích lệ của cha mẹ và luôn luôn cho trẻ thấy sự quan tâm, bao bọc của mình đến trẻ để trẻ luôn cảm thấy an toàn, tự tin phát triển bản thân mình. Bạn nên biết, một đứa trẻ học tập tốt luôn có những người cha mẹ biết quan tâm đến con con cái của mình một cách đúng cách.
Bài viết liên quan: