Phụ thuộc
Sự phụ thuộc nguồn gốc của những nỗi đau đối với chúng ta. Có những người có sự độc lập về kinh tế nhưng lại phụ thuộc về mặt tình cảm, cảm giác sống một mình và tự xoay sở thực sự rất khó khăn, không thể chịu đựng được. Vì vậy dù không hài lòng nhưng thà có còn hơn không, đó là nguyên nhân họ chấp nhận sống phụ thuộc.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Đàn ông xây nhà – Đàn bà xây tổ ấm
- Nên làm gì để có gia đình hạnh phúc bền vững
Chia sẻ của An Nam
Dù ở bất cứ nơi đâu hay làm công việc gì, thiên chức của người phụ nữ đó là trở thành vợ và mẹ nếu đã lập gia đình. Đó là bản năng và là một bước ngoặt thay đổi cuộc sống của mỗi người. Bản chất của hôn nhân đó là hai người cùng chung sống và cùng xây dựng một gia đình, bởi vậy cần sự chín chắn và bản lĩnh để đương đầu với những khó khăn. Trong cuộc hôn nhân thì người chồng không phải là người để phái nữ phụ thuộc hay dựa dẫm, bởi tình yêu không có nghĩa là cõng người khác trên lưng mình mà là cùng nhau bước đi. Đặt cược tất cả niềm tin, tình cảm và phụ thuộc vào người khác có nghĩa là tự đưa mình vào một tình thế có nhiều bất lợi cho người phụ nữ.
1. Nguồn gốc của sự phụ thuộc
Yếu đuối có thể xuất phát từ tính cách, môi trường giáo dục trong gia đình của mỗi người. Đó là khi không có khả năng để tự chăm sóc cho chính mình, tự đương đầu với những khó khăn hay trở ngại trong cuộc sống mà luôn mong đợi sự hỗ trợ, nâng đỡ từ người khác. Yếu đuối thường gắn liền với sự thiếu chăm chỉ và nỗ lực, khi mỗi người muốn được tận hưởng cảm giác nhàn hạ, thoải mái mà không muốn mất công sức để đổi lấy được thành quả.
Yếu đuối cũng là khi một cá nhân không thể chia tách khỏi tình cảm, luôn cần người bên cạnh bám víu để yên lòng. Họ không hoặc chưa từng trải qua cảm giác một mình đương đầu với những trở ngại trong cuộc sống. Họ luôn gắn bó và cần phụ thuộc vào một ai đó, khi đi học thì phụ thuộc vào bố mẹ, khi muốn rời khỏi gia đình thì cần phải tìm một người đàn ông để dựa dẫm và sống cùng. Sống một mình – đó dường như là điều không tưởng trong xã hội. Bởi vậy, nguồn gốc của sự phụ thuộc chính là sự yếu đuối và điều đó đã kéo theo những điều khác nữa khiến người phụ nữ bị mắc kẹt trong hôn nhân không hạnh phúc.
2. Mất đi sự tự quyết theo mong muốn của chính mình
Bỗng một ngày cuộc hôn nhân của hai bạn không còn tốt đẹp như trước hay chồng thậm chí còn ngoại tình. Khi đó người phụ nữ rơi vào tình thế: hoặc chấp nhận sống chung với người đã phản bội mình, hoặc sống riêng. Có đôi khi niềm tin đã sụp đổ hoàn toàn, tình yêu đã chết giữa hai người, nhưng không đủ dũng cảm để tự giải thoát cho chính mình: vì bạn không đủ lực về kinh tế để có thể chăm lo cho bản thân cũng như con cái.
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189
Nếu như ngay từ đầu việc kết hôn là để có người chăm lo cho mình, để mình không phải lo nghĩ và lao động, thì nỗi sợ đó có thể quay trở lại trong hoàn cảnh này khi bản thân bạn không thay đổi. Đặc biệt khi tuổi trẻ tàn phai, sự năng động và kiến thức mai một vì bạn đã ỷ lại mình có chồng mà không trau dồi thì điều đó lại càng nguy hiểm.
Khi bạn trao cho người khác quyền quyết định cuộc đời mình, cũng đồng nghĩa với việc bạn đánh mất đi cho mình nhiều sự lựa chọn, bạn không có nhiều lựa chọn bởi tất cả điều kiện, cơ hội do người khác mang lại cho bạn, khi họ không tốt với bạn như ban đầu thì bạn sẽ rơi vào khó khăn.
3. Thiếu trách nhiệm và đổ lỗi
Suy nghĩ rằng những gì có được là người khác mang lại cho mình, thì nếu có bất trắc xảy đến điều đó cũng không phải là trách nhiệm của bạn. Bởi vậy tâm lý đầu tiên khi cuộc hôn nhân rạn nứt đó là người phụ nữ thường đổ lỗi cho người chồng nhiều hơn: mình đã từ bỏ gia đình để theo anh ấy, tại sao anh ấy lại phụ bạc mình? Mình đã sinh con cho anh ấy, tại sao lại đi ngoại tình? Đó là những suy nghĩ thường gặp ở hầu hết những người phụ nữ.
Chưa bàn tới lỗi của người chồng ở đây, mà đầu tiên việc lấy người chồng hiện tại là quyết định của chính bạn, không phải là sự ép buộc từ phía người kia cũng như không phải là một sự ban ơn từ phía bạn dành cho họ. Bởi lựa chọn đó ban đầu bạn tin rằng sẽ khiến bạn hạnh phúc. Vì tâm lý phụ thuộc này, sẽ nảy sinh sự tự yêu cầu và đòi hỏi đối với chồng: tại sao không quan tâm hỏi han gì mình? Tại sao không lãng mạn và ngọt ngào như trước? Trong khi chính bản thân người vợ cũng không hề nắm được thói quen, sở thích, và dành tặng cho chồng sự quan tâm, ngọt ngào như mình muốn được nhận.
Nhưng cuộc sống là cho đi và nhận lại. Nặng nề hơn, sau khi ly hôn vì hết tình cảm, người vợ cũng dễ dàng đổ lỗi cho chồng và nghĩ rằng mình đã hy sinh quá nhiều cho gia đình. Thực tế thì đầu tiên chính người phụ nữ đã lựa chọn cuộc sống hôn nhân và lựa chọn dành thời gian cho gia đình. Hãy thử suy xét lại, nếu như không kết hôn và lập gia đình, có thể bạn sẽ có thời gian hơn chút cho công việc nhưng lại sống cô đơn và không có con. Mọi thứ đều có giá của nó khi bạn lựa chọn.
4. Khó khăn trong việc tự vượt qua những sóng gió
Có những người có sự độc lập về kinh tế nhưng lại phụ thuộc về mặt tình cảm, cảm giác sống một mình và tự xoay sở thực sự rất khó khăn, không thể chịu đựng được. Vì vậy dù không hài lòng nhưng thà có còn hơn không. Khi chính mình không thể dựa vào mình thì họ dễ dàng rơi vào những bấp bênh trong cuộc sống, khó lòng lấy lại được sự cân bằng.
Bài viết liên quan: