Bạo lực gia đình đến từ đâu
Gia đình là tế bào của xã hôị, là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách của mỗi người, là nơi con người tìm thấy sự bình yên và an toàn ở đó. Tuy nhiên, trong thực tế đối với không ít người thì gia đình lại là “địa ngục”, là nỗi đau bởi các cuộc bạo lực đang diễn ra. Bạo lực trong gia đình nó không chỉ gây ảnh hưởng về sức khỏe mà còn làm tổn hại đến đời sống tinh thần của người bị bạo hành, đặc biệt là đối với trẻ em và phụ nữ. Thời gian gần đây, có lẽ chúng ta cũng đã được nghe rất nhiều những vụ bạo hành chồng đánh vợ, khiến dư luận phẫn nộ. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng bạo hành trong gia đình? Dưới đây là một số chia sẻ của tư vấn An Nam.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Một số tác động của bạo lực do chồng gây ra đối với phụ nữ
- Một số hình thức bạo lực đối với nữ do chồng gây ra
1. Nguyên nhân từ phía xã hội
- Thứ nhất do tư tưởng gia trưởng, phong tục tập quán, văn hóa – xã hội. Một trong những tư tưởng ăn sâu vào trong tiềm thức của người dân Việt Nam từ xưa đến nay đó là tư tưởng trọng nam khinh nữ, định kiến giới phụ nữ là “xây tổ ấm”, giữ gìn hạnh phúc gia đình, phải chịu đựng và nhẫn nhịn . Những quan điểm này đã khiến cho người nam giới họ nghĩ rằng bản thân họ là “đàn ông xây nhà”, là người trụ cột trong gia đình, có quyền định đoạt mọi việc, họ luôn có tư tưởng họ là người có tiếng nói trong nhà, nói là vợ phải nghe, nên nhiều khi họ cho họ cái quyền được quát tháo, mắng chửi vợ, thậm chí đánh vợ một hai cái là không sao, họ “được phép”.
Ngoài ra, đối với bố mẹ lại có suy nghĩ “yêu là cho roi cho vọt”, con cái hư bản thân có quyền được đánh con để dạy dỗ, đó là phương pháp giaso dục và có hiêụ quả nhất nên nhiều bố mẹ đã không ngần ngại đánh mắng con mình.
- Thứ hai do sự thờ ơ của cộng đồng, xã hội. Bạo lực gia đình là vấn nạn của xã hội, nó ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội nhưng cộng đồng, xã hội lại xem đó là chuyện riêng của mỗi gia đình, là câu chuyện thường ngaỳ. Vì thế, sự can thiệp của chính quyền địa phương, của hàng xóm khá mờ nhạt, khiến cho vấn nạn này vẫn có cơ hội tiếp diễn.
- Thứ ba do quá trình đô thị hóa trong thời kỳ phát triển. Ngoài những mặc tích cực của quá trình đô thị hóa mang lại thì xã hội lại đối mặt khá nhiều vấn đề như thất nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động, ô nhiễm môi trường, gia tăng dân số vào thành thị, kèm với đó là các tệ nạn xã hôị như nghiện ma túy, rượu, lô đề cờ bạc, mại dâm…Nhiều ông chồng chính vì dính vào tệ nạn xã hội, có thể là nghiện rươụ và chơi lô đề cờ bạc nên về bạo hành vợ, con.
2. Nguyên nhân từ phía gia đình
- Thứ nhất, bạo lực gia đình thường diễn ra với những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.Trong xã hội ngày nay, những cặp vợ chồng không thể chung sống với nhau theo lý tưởng “một túp lều tranh, hai quả tim vàng”. Rất nhiều gia đình nảy sinh mâu thuẫn cũng chỉ vì vấn đề tài chính. Đặc biệt, với những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, hai vợ chồng phải bươn chai để kiếm sống, thường sẽ gặp nhiều áp lực, căng thẳng thần kinh và rất dễ xảy ra xích mích, tranh cãi. Khi có mâu thuẫn, người đàn ông sẽ cho phép bản thân quát tháo, đánh đập vợ con. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn là sẽ có bạo lực, nhiều gia đình khá giả vẫn diễn ra bạo lực.
- Thứ hai, bạo lực gia đình diễn ra do khủng hoảng các mối quan hệ trong gia đình. Nhiều khi nạn bạo lực gia đình xảy ra do mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu, mâu thuẫn giữa vợ với anh em nhà chồng, bố chồng. Gỉa sử giữa mẹ chồng và nàng dâu có mâu thuẫn, vì bênh vực mẹ, nghe theo mẹ, người chồng có thể đánh đạp, nạt nộ vợ, chửi mắng vợ.
Tổng đài tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân trực tuyến 24/7: 1900617
3. Nguyên nhân từ phía cá nhân người bị hại
- Thứ nhất, do người phụ nữ bị lệ thuộc về kinh tế. Khi người đàn ông phải thực hiện trọng trách “trụ cột kinh tế”, phải lăn lưng để đi kiếm tiền, trong khi đó vợ lương ít không đủ chi trả hoặc chỉ ở nhà nội trợ và trông con, điều này khiến các ông chồng về lâu dài cảm thấy khó chịu, họ bực bội, cáu gắt và dễ có thái độ khinh thường, người phụ nữ không có tiếng nói. Vì thế, mọi vấn đề dường như người đàn ông sẽ quyết định, nếu vợ có thêm ý kiến, lời ra lời vào rất dễ bị chồng la hét.
- Thứ hai, do nhận thức sai lầm của nạn nhân. Nhiều người phụ nữ hoặc chính con cái nghĩ rằng, bản thân người bạo hành họ được quyền làm như thế nên họ thường không phản ứng trước hành động ngươì bạo hành.
- Thứ ba, do người bị bạo hành chịu đựng, cam chịu. Có nhiều người họ nghĩ rằng “một điều nhịn, chín điều lành”, họ im lặng khi bị bạo hành. Nhiều khi, người ta cũng không muốn làm lớn chuyện vì nghĩ thương con cái nên cứ cố gắng cam chịu, nhẫn nhục và hi sinh chỉ vì muốn giữ lại một gia đình trọn vẹn.
Bài viết liên quan: