Khủng hoảng tâm lý tiền hôn nhân là tình trạng khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhưng dấu hiệu nhận biết là gì và cách vượt qua nó như thế nào để tâm lý trở nên tốt hơn. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
1. 4 dấu hiệu nhận biết về khủng hoảng tâm lí tiền hôn nhân
Cuộc chiến tiền bạc luôn dữ dội
Hầu hết mọi người nghĩ rằng những cuộc cãi cọ kiểu này chỉ xoay quanh vấn đề chi tiêu hay tiết kiệm, song thực tế, vấn đề chính nằm ở mối quan hệ cảm xúc của chúng ta đối với tiền.
Luôn có cớ để chê nhau
Nhiều người cho rằng, đã là hôn nhân thì lúc này hay lúc khác phải có cáu giận. Song thực tế, nếu các bạn thường xuyên chọc tức nhau, thì đó lại là dấu hiệu đáng lo ngại cho thấy hai người không ăn ý, thường xuyên bỏ qua những vấn đề có thể là nhỏ với người này song lại nghiêm trọng với người kia, hoặc là hai người mất niềm tin ở nhau. Chuyện này có thể kéo dài đến hàng năm trước khi các cặp đôi nhận ra rằng họ không thực sự hạnh phúc.
Xem thêm: Khủng hoảng tâm lý trẻ em
Cả hai đều tránh xung đột
Những cặp đôi thực sự sẽ thừa nhận vấn đề trong hôn nhân của mình để cùng nhau giải quyết. Song đa số còn lại mang tâm lý ngại “chiến tranh”, vì thế họ giữ im lặng trước những vấn đề bản thân thấy phiền.
Bạn có thể nghĩ, thật dớ dẩn nếu bảo chồng rằng mình phát điên lên được khi anh ấy để đầy bát bẩn trong bồn không rửa. Song vì đây là hành động anh ấy cần thay đổi, bạn nên nói ra, thế mới là biết bảo vệ hôn nhân.
Bạn cần chọn cuộc chiến của mình, nhưng hãy giảm thiểu tối đa xung đột. Né tránh tranh cãi là tước đi của hai người cơ hội hiểu nhau hơn, gần gũi hơn. Bạn cũng không muốn giữ mãi tâm lý “cay cú” khi để chuyện khó chịu thường xuyên diễn ra trước mắt phải không nào?
Xem thêm: Khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên
Tranh cãi không có hồi kết
Các chuyên gia tâm lí nhận thấy, không ít cặp đôi khi vừa vấp phải chuyện cãi vặt đã vội vàng bỏ đi, hy vọng lắng xuống những cảm xúc tiêu cực. Họ coi đó là giải pháp lấy lại bình tĩnh. Điều này đúng khi bạn đã vào cơn bốc hỏa. Song nhớ rằng, hãy quay lại với thái độ làm hòa, để chắc chắn rằng giữa hai người không hề có đổ vỡ. Tất cả những gì bạn cần làm là thừa nhận: “Được rồi, chúng ta không thống nhất ở điểm này. Nhưng chúng ta vẫn ổn. Và anh vẫn yêu em”.
Vậy làm thế nào ta mới có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng tâm lý tiền hôn nhân này? Hãy cùng chúng tôi theo dõi tiếp nhé.
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
Xem thêm: Phụ nữ với tình yêu hôn nhân gia đình
2. Khủng hoảng trước hôn nhân và cách vượt qua nó
Trao đổi thông tin
Trong giai đoạn tiền hôn nhân, đôi khi người phụ nữ bị căng thẳng vì họ cảm thấy người chồng thiếu quan tâm lo lắng đến mình. Nếu cảm thấy điều tương tự bạn nên thẳng thắn trao đổi ngay với anh ấy. Cả hai bạn phải tham gia vào quá nhiều việc trong cuộc sống, do vậy bạn phải biết cân bằng giữa mọi chuyện lại với nhau, cùng nhau chia sẻ, cùng nhau làm những việc hàng ngày. Như vậy tình cảm chỉ ngày càng đi lên chứ không thể ít đi phải không nào.
Thiền định và ngẫm nghĩ
Thiền định và ngẫm nghĩ là việc mà bạn nên làm. Hầu như tất cả mọi người đều cảm thấy nghi ngờ trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Hãy dành ít phút để suy nghĩ về những quyết định của bạn. Luôn nhìn vào mặt tích cực của hôn nhân và hãy nghĩ rằng bạn không đơn độc trong cuộc sống này. Bạn luôn luôn có một người bạn để sẻ chia trong hiện tại và tương lai, người ấy sẽ quan tâm và chăm sóc bạn thật tốt.
Thưởng thức
Hãy biến những trải nghiệm của cuộc sống này thành điều hạnh phúc tuyệt vời trong đời mình. Ngoài những tin nhắn nhắc nhở hàng ngày, đừng quên gửi cho anh ấy những lời ngọt ngào, những câu hỏi thăm và chia sẻ. Hãy thể hiện cho anh ấy biết anh ấy quan trọng như thế nào với bạn. Chẳng cần dịp gì đặc biệt, bạn cứ tặng anh ấy một món quà nho nhỏ như lúc mới yêu chẳng hạn. Những vật nho nhỏ này sẽ giúp giải tỏa nhanh chóng những căng thẳng trong quá trình khủng hoảng tâm lý trước hôn nhân. Hãy tận hưởng từng giây phút quan trọng sẽ xảy ra trong cuộc sống của bạn bên cạnh người đó nhé
Xem thêm: Bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình
Thư giãn
Căng thẳng là điều phổ biến trong các gia đình và những cặp vợ chồng trẻ trước ngày cưới. Nếu bạn gặp những căng thẳng này, đừng quá lo lắng và suy nghĩ nhiều nhé. Những điều như thế thường xảy ra trước ngày trọng đại và nếu không khéo, thậm chí mọi người sẽ đổ lỗi cho nhau. Thay vào đó hãy cố gắng thư giãn, làm những việc bạn thích, chẳng hạn nghỉ ngơi, nghe nhạc với những âm thanh mang sắc thái tự nhiên như chim hót líu lo và tiếng sóng biển. Bạn cũng có thể tưởng tượng bạn đang ở trong một nơi bạn đã từng đến thăm và đánh thức cảm giác thú vị tại nơi đó của bạn trước đây.
Tình yêu luôn phụ thuộc vào cảm xúc và việc cảm xúc của bạn có những biến động thăng, trầm là điều dễ hiểu. Hãy dung hòa lý trí và tình cảm trước khi quyết định những bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống. Vì thế, đừng để những cơn khủng hoảng tâm lý tiền hôn nhân chi phối bạn. Cả hai cần an ủi, động viên nhau, tránh tối đa các cuộc tranh cãi lớn, cùng hâm nóng lại cảm xúc yêu thương để nắm tay nhau cùng đi suốt cuộc đời.
Bài viết liên quan: