Bé gái tuổi dậy thì
Em năm nay 19 tuổi, em có 1 người em họ là nữ năm nay học lớp 8. Bọn em là anh em nên khá thân thiết và thương nhau nên em không để ý gì nhiều. Nhưng có nhiều lần em ấy có biểu hiện rất kì lạ, nó hay nhìn em. Hôm trước em đang ngồi thì nó lại ôm rồi hôn lên má em. Có lúc nó nói không thích có chồng, chỉ muốn ở vậy để em thương nó thôi. Hôm trước nó bị dì em chửi rất nhiều vì tính không nghe lời. Dì nói nó chỉ biết nghe lời em, còn lại không nghe ai hết. Bây giờ em rất mệt mỏi, không biết nên ứng xử với bé gái tuổi dậy thì như thế nào?
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Ứng xử của cha mẹ khi con gái bắt đầu tuổi dậy thì
- Những thay đổi ở tuổi dậy thì của bé gái
Lời tâm sự
Chào chuyên gia. Em có chuyện muốn nhờ chuyên gia tư vấn giúp. Em năm nay 19 tuổi, em có 1 người em họ là nữ năm nay học lớp 8. Bọn em là anh em nên khá thân thiết và thương nhau nên em không để ý gì nhiều. Nhưng có nhiều lần em ấy có biểu hiện rất kì lạ, nó hay nhìn em. Hôm trước em đang ngồi thì nó lại ôm rồi hôn lên má em. Có lúc nó nói không thích có chồng, chỉ muốn ở vậy để em thương nó thôi. Nó nói nó không biết nó thương em như thế nào nữa, em cũng không biết và không hiểu ý con bé là gì. Nó chỉ cần nghe có ai thích em là nó không vui, nó sẽ hỏi giữa nó và người thích em thì ai tốt hơn. Hôm trước nó bị dì em chửi rất nhiều vì tính không nghe lời. Dì nói nó chỉ biết nghe lời em, còn lại không nghe ai hết. Bây giờ em rất mệt mỏi, không biết con bé là như thế nào nữa.
Chuyên gia tư vấn tâm lý:
Em thân mến!
Cảm ơn em đã gửi tâm sự của mình về chuyên mục Tư vấn tâm lý, tình yêu, hôn nhân gia đình của Tư Vấn An Nam, băn khoăn của em chuyên gia tâm lý của chúng tôi chia sẻ như sau:
Qua tâm sự của em, có vẻ như em đang lúng túng trong việc ứng xử với cô em họ – cô gái đang trong tuổi dậy thì. Vì là anh em nên chuyện thân thiết, gần gũi là rất bình thường nhưng chính em cũng cảm thấy dưới con mắt của em họ, mối quan hệ của hai người không đơn thuần như vậy. Việc cô bé chỉ nghe lời em mà không để ý đến lời người khác làm em cảm thấy mình đang phải gánh một trách nhiệm rất lớn điều đó đã làm em có cảm giác mệt mỏi.
Khi cô em họ có những cử chỉ đặc biệt dành cho em điều đó đã làm em có cảm giác khó xử, lo lắng, ngoài những biểu hiện cử chỉ thân mật vậy em đã chia sẻ và tìm hiểu cảm xúc của em ấy khi nghĩ về em như thế nào? Cảm giác thần tượng và cảm giác yêu thương khá gần với nhau.
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189
Em họ em đang ở tuổi dậy thì – thời điểm có sự thay đổi rất lớn cả về thể chất và tâm lý. Đây là giai đoạn rất nhạy cảm, các em không còn là đứa trẻ, chỉ biết nghe lời người lớn, cũng chưa phải là người trưởng thành, biết suy nghĩ thấu đáo mọi vấn đề. Người ta gọi đây là giai đoạn “dở ông dở thằng” cũng là vì vậy. Các em gái lúc này có sự quan tâm lớn đến cơ thể, vẻ bề ngoài của mình, thích được mọi người quan tâm, chú ý đến. Các em khá ngang bướng, thích cảm giác tự lập, không muốn nghe theo sự sắp đặt của bố mẹ, nhưng lại hay mộng mơ và dễ dàng có sự rung động với những người khác giới.
Như em chia sẻ thì hai anh em có mối quan hệ rất tốt, thân thiết với nhau và em không để ý lắm đến chuyện khác. Tuy nhiên, nếu nhìn theo cách em họ em nhìn thì em đã trở thành người cô bé rất yêu mến, quý trọng. Biểu hiện là cô bé chỉ nghe lời em, không cần lấy chồng mà ở vậy để được em yêu thương. Em giống như thần tượng của cô bé vậy. Có thể em ấy ít bạn bè, cảm thấy không hòa hợp với ai hoặc bị ảnh hưởng bởi các bộ phim thần tượng hay truyện ngôn tình nên đã dành khá nhiều tình cảm, thời gian với em.
Vì cô bé tin tưởng và quý mến em như vậy nên em cần có thái độ, hành động đúng đắn để không làm tổn thương cũng không để em ấy hiểu lầm, ảo tưởng thái quá về hai người giống như các bộ phim hay truyện ngôn tình. Em có thể hướng cô bé đến nhiều hoạt động bên ngoài hơn như tham gia các nhóm học tập, chơi thể thao hoặc học các môn mà em ấy thích như nhạc, họa, múa,… Những hoạt động này không những rèn luyện năng lực học tập, để em ấy mở rộng các mối quan hệ bên ngoài, va chạm với bạn bè, xã hội mà còn giúp em ấy có khoảng thời gian riêng cho mình, phân tán sự chú ý vào em, tạo khoảng cách giữa hai người, em không còn là người duy nhất giúp em ấy có cảm giác an toàn và được yêu thương. Khi đó chính em cũng không cảm thấy bị áp lực nữa.
Ngoài ra em có thể khéo léo nói chuyện với bố mẹ cô bé về các đặc điểm tâm lý của bé khi đến tuổi dậy thì. Bố mẹ nên để con thể hiện cá tính riêng, được tự lập, không nên ép buộc, trách mắng bắt con làm theo ý mình. Nhưng cũng cần dành thời gian quan tâm và sẵn sàng chia sẻ mọi chuyện với con để tình cảm gia đình ngày càng gắn bó.
Thân chào em!
Bài viết liên quan: