0904030189

Tâm lý trẻ lứa tuổi bắt đầu tập đi

Các bậc cha mẹ còn nhiều lúng túng, lo lắng khi con mình mới sinh ra nuôi nó đã thấy khó đến lứa tuổi bắt đầu biết đi, bố mẹ có cảm giác con mình càng lớn lên nó lại càng thay đổi làm cho cha mẹ khó chịu và bất lực không biết nên làm thế nào, có những bậc cha mẹ không có cách ứng xử đúng đắn với trẻ. Những điều này có thể dẫn đến các hệ luỵ về sự phát triển toàn diện trong tương lai của trẻ. Các bậc cha mẹ nên tìm hiểu tâm lý của trẻ ở lứa tuổi này để có những cách ứng xử phù hợp nhất.



Các bậc cha mẹ còn nhiều lúng túng , lo lắng khi con mình mới sinh ra nuôi nó đã thấy khó đến lứa tuổi bắt đầu biết đi, bố mẹ có cảm giác con mình càng lớn lên nó lại càng thay đổi làm cho cha mẹ khó chịu và bất lực không biết nên làm thế nào, có những bậc cha mẹ không có cách ứng xử đúng đắn với trẻ. Những điều này có thể dẫn đến các hệ luỵ về sự phát triển toàn diện trong tương lai của trẻ. Các bậc cha mẹ nên tìm hiểu tâm lý của trẻ ở lứa tuổi này để có những cách ứng xử phù hợp nhất.

1. Tính thích được chú ý

Trẻ em bước vào năm thứ hai chúng bắt đầu hướng tới những người khác, trẻ tìm cách để người khác chú ý đến mình hơn. Trẻ thể hiện sự tò mò và bản năng khám phá của mình. Thời kỳ này trẻ không thích nghỉ ngơi, trẻ cuốn lấy mẹ mình và bắt chước từng chút một tất cả các hành động của những người lớn. trẻ mong muốn được mọi người xung quanh chúng chú ý đến mức mà trẻ có thể tỏ ra ghen tức tất cả những thứ khác xuất hiện chiếm hữu sự chú ý của mọi người xung quanh đối với trẻ. Nếu như người lớn không hiểu có thể cho rằng trẻ quá hư, tài mè nheo, nếu người lớn tỏ ra không quan tâm trẻ có thể tỏ ra tức giận, khóc lóc làm tình làm tội những người xung quanh nó.

Xem thêm: Tư vấn tâm lý cho trẻ em 

2. Tính tò mò, sự khám phá và sự bắt chước

Trẻ bắt đầu chủ động tiếp xúc với thế giới bên ngoài để quan sát mọi thứ đang diễn ra quanh chúng, thời kì này trẻ sẽ rất tò mò và muốn khám phá những gì xung quanh, đây là một giai đoạn hoàn toàn khác biệt so với giai đoạn trước đó. Trẻ bắt đầu khám phá tất cả những gì chúng quan sát, cầm vật này, vật kia hoặc chúng có thể phá hỏng hết những đồ vật trong nhà. Chính vì vậy mà người lớn luôn lo lắng, ngăn cản trẻ, cấm trẻ từng chút một hoặc mắng chửi trẻ điều này làm trẻ rất khó chịu và có trẻ còn tỏ ra chống đối. Đây cũng chính là yếu tố làm gián đoạn tính ham học tập của trẻ.

lứa tuổi bắt đầu tập đi

HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189

Các bậc cha mẹ cần hiểu tâm lý lứa tuổi này để trẻ có một môi trường phát triển tốt nhất và hiệu quả nhất.

Sự bắt chước cũng là một khuynh hướng bẩm sinh tự có mà không cần giáo dục. Sự bắt chước giúp cho các trẻ có thể thích nghi với các tình huống khác nhau trong cuộc sống. các bậc cha mẹ nên tránh cho các em chơi với các bạn xấu hoặc người xấu vì trẻ có thể tập nhiễm và bắt chước theo hoặc trong gia đình cũng nên tránh nói những lời chửi tục trước mặt trẻ, và có những thói hư tật xấu để trẻ có được môi trường xã hội phát triển tốt.

3. Tính khó bảo

Bước vào năm thứ hai là tuổi khó bảo mà các bậc cha mẹ cũng chưa hiểu được tâm lý trẻ ở tuổi này, chúng muốn làm bất cứ thứ gì mà chúng thích và muốn đi bằng được những nơi mà chúng muốn đi, thời kì này hoàn toàn trái ngược với thời kì phụ thuộc của trẻ.

Các bậc cha mẹ thường la chúng và cho rằng chúng đã có quá nhiều đòi hỏi và nghĩ rằng không thể để chúng lớn lên như thế này được, phải ngăn chặn hoàn toàn những đòi hỏi này. Và cha mẹ sẽ sử dụng những hình phạt nghiêm khắc đối với trẻ. Điều này có thể làm cho trẻ trở nên yếu ớt hơn, phụ thuộc hơn, và không có ý chí. Các bậc cha mẹ nên để cho các trẻ tự thể hiện khả năng của mình, tự thể hiện ý chí của mình chứ không nên buộc trẻ phải có cá tính này hay cá tính kia.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 18-11-2022 bởi nam le

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com