Sự thay đổi tâm lý khi về hưu
Trên thực tế, nhiều người đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn đủ sức khỏe để làm việc, muốn đóng góp sức mình cho xã hội. Nhưng làm thế nào để vượt qua khủng hoảng khi nghỉ hưu? Sau đây là một số lựa chọn cho những người nghỉ hưu để cuộc sống của mình trở nên vui, khỏe, có ích.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Bí quyết cân bằng tâm lý khi về hưu
- Những dấu hiệu nhận biết rối loạn lo âu
Chia sẻ của An Nam
Mỗi giai đoạn khác nhau trong cuộc đời, bạn sẽ đối mặt với những khủng hoảng khác nhau như: khủng hoảng tuổi lên 3, khủng hoảng tuổi dậy thì và ở người cao tuổi cũng có những khủng hoảng nhất định, nhất là vào độ tuổi nghỉ hưu. Bởi đang quen với nhịp sống đi làm, bận rộn, tiếp xúc với bạn bè, đồng nghiệp, có thu nhập. Giờ nghỉ làm, thời gian rảnh rỗi quá nhiều, mới đầu bạn có thể cảm thấy thoải mái, nhưng được 1 tuần, vài tuần lại bắt đầu rơi vào khủng hoảng. Trên thực tế, nhiều người đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn đủ sức khỏe để làm việc, muốn đóng góp sức mình cho xã hội. Nhưng làm thế nào để vượt qua khủng hoảng sau nghỉ hưu? Sau đây là một số lựa chọn cho những người nghỉ hưu để cuộc sống của mình trở nên vui, khỏe, có ích.
1. Đi du lịch
Đa số mọi người đều rất mong muốn được đi đây, đi đó để biết thêm nhiều nơi, học được nhiều điều, mở mang tầm nhìn và tri thức; nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể đi và có đủ điều kiện để đi. Khi còn trẻ, bạn có sức khỏe, có đam mê, có thời gian thì bạn lại không có đủ điều kiện kinh tế để đi. Khi lớn lên, ra trường đi làm rồi bạn có thể có điều kiện kinh tế nhưng bạn lại không có thời gian bởi công việc, gia đình và con cái. Thế rồi thời gian qua đi, bạn đã đi qua 2/3 đời người rồi, sắp già mất rồi mà vẫn chưa đi được nhiều nơi để thỏa lòng mong ước.
Như vậy, nghỉ hưu là quãng thời gian thích hợp để bạn thực hiện những chuyến đi, bởi lúc này bạn có thời gian, con cái bạn cũng đã lớn để có thể tự chăm sóc bản thân, và bạn cũng có thể tự chủ về kinh tế để có thể đến nơi mà mình muốn.
Bên cạnh đó, đi du lịch cũng là cách để bạn thư giãn, suy nghĩ mọi chuyện một cách tích cực hơn, không cảm thấy mình quá nhàn rỗi, hay “vô dụng” sau thời gian nghỉ hưu.
Xem thêm: Khủng hoảng tâm lý tiền hôn nhân – Dấu hiệu nhận biết và cách vượt qua nó
2. Tham gia một môn thể thao
Có người vẫn nghĩ rằng mình nhiều tuổi rồi làm sao mà chơi thể thao được nữa; nhưng trên thực tế, ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có những bài tập khác nhau được xây dựng trên cơ sở sức khỏe của đối tượng tập và mức độ hiệu quả của bài tập. Thế nên, nếu có thể, bạn hãy chọn cho mình một môn thể thao phù hợp như: tập dưỡng sinh, múa kiếm, cầu lông, đi bộ…
Những môn thể thao này sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt hơn. Hơn nữa, khi đảm bảo về sức khỏe thể chất, bạn sẽ suy nghĩ vấn đề khác hơn, tích cực hơn và quan trọng là bạn có đủ sức khỏe để thực hiện những dự định của mình.
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
Nhiều người cao tuổi hay có những ám ảnh nghi bệnh, tức là lo lắng cho sức khỏe của mình. Chỉ cần ho một chút, hay đau đầu một tẹo sẽ nghĩ rằng mình có bệnh gì nặng lắm. Thực tế là càng nhiều tuổi, người ta càng chăm lo cho sức khỏe của mình; nhưng những lo lắng thái quá sẽ khiến cho bản thân mệt mỏi, và đôi khi không có bệnh nhưng lại thành có bệnh.
Chính vì vậy, tham gia một môn thể thao nào đó sẽ mang lại cho bạn một sức khỏe tốt, khi đó bạn sẽ cảm thấy thoải mái và cuộc sống có ý nghĩa hơn.
3. Tham gia một câu lạc bộ
Đây là một cách để bạn mở rộng mối quan hệ với những người cùng độ tuổi và cùng sở thích như: câu lạc bộ khiêu vũ, câu lạc bộ dưỡng sinh hay bất cứ câu lạc bộ nào mà bạn muốn. Bạn sẽ gặp gỡ những người mà ở đó bạn có thể mở mang kiến thức và chia sẻ những vấn đề xảy ra trong cuộc sống, các vấn đề xã hội hay bất cứ vấn đề nào tất cả cùng quan tâm.
4. Đi làm từ thiện
Khi còn trẻ, có nhiều người từng trải, đi nhiều nơi, hiểu được nhiều hoàn cảnh khó khăn; nhưng lúc đấy lại chưa có điều kiện để giúp đỡ. Sau này, khi nhiều tuổi hơn một chút, điều kiện kinh tế ổn định hơn một chút bạn lại thích đi làm từ thiện, thích giúp đỡ người khác. Đi làm từ thiện là một cách để họ thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ, thương yêu; đồng thời cũng là một cách để họ cảm thấy đồng tiền, công sức mình được sử dụng một cách hợp lý và có ý nghĩa. Hơn nữa, giúp được những người có hoàn cảnh khó khăn là cách để họ cảm thấy thanh thản, thoải mái trong tâm hồn và cảm thấy cuộc sống của mình có ích.
Đi làm từ thiện, bạn cũng sẽ có cơ hội tiếp xúc nhiều người có cùng suy nghĩ, chí hướng…từ đó mở rộng mối quan hệ và học hỏi được thêm nhiều điều hơn.
Xem thêm: Cách vượt qua bệnh khủng hoảng tâm lý
5. Làm các công việc khác
Có những công việc, chỉ đến một độ tuổi quy định là bạn sẽ nghỉ hưu. Nhưng khi nghỉ hưu rồi, bạn vẫn có thể thử sức với một công việc khác gần đúng chuyên môn của mình, hoặc một công việc khác hoàn toàn. Chẳng hạn, nhiều người là giáo viên, khi đến tuổi nghỉ hưu họ có thể kí dạy hợp đồng hoặc dạy thêm ở nhà; một số người làm y, bác sỹ sau nghỉ hưu có thể bán thuốc, tắm cho trẻ sơ sinh. Cũng có những người khi nghỉ hưu họ về nhà bán hàng tạp hóa, bán nước, bán đồ ăn sáng…làm những công việc không đúng chuyên môn như công việc mình đã từng làm.
Thực ra, nếu sau nghỉ hưu, bạn thấy mình có thời gian, có sức khỏe, có ham muốn được lao động thì bạn hãy cho mình cơ hội thử sức ở những công việc khác. Những công việc đó sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ, thoải mái, có ích và có thêm thu nhập để trang trải cho cuộc sống.
Khủng hoảng trong cuộc sống là điều không thể nào tránh khỏi, nhưng nếu bạn chuẩn bị tâm lý tốt, và có định hướng rõ ràng sau khủng hoảng, bạn sẽ đối mặt với nó dễ dàng và bình thản hơn.
Bài viết liên quan: