0904030189

Phải làm gì khi bố mẹ xảy ra chiến tranh?

Con nên làm gì khi bố mẹ xảy ra chiến tranh

Trong cuộc sống gia đình, không phải lúc nào cũng êm ấm, chuyện bố mẹ xảy ra chiến tranh nóng hay lạnh cũng đều làm ảnh hưởng đến con cái. Thế nhưng, trong lúc đó, những đứa con lại là người khó xử nhất khi không biết giải quyết như thế nào. Vậy khi bố mẹ xảy ra chiến tranh thì các con nên làm gì?



Trong cuộc sống gia đình, không phải lúc nào cũng êm ấm, chuyện bố mẹ xảy ra chiến tranh nóng hay lạnh cũng đều làm ảnh hưởng đến con cái. Thế nhưng, trong lúc đó, những đứa con lại là người khó xử nhất khi không biết giải quyết như thế nào. Nếu bố mẹ xung đột thì các con nên làm gì?

Chia sẻ của Tư vấn An Nam

Sau đây, Tư Vấn An Nam xin đưa ra một số việc mà con cái nên làm khi xảy ra vấn đề đó.

1. Lắng nghe từ hai phía

Trong lúc bố mẹ xảy ra chiến tranh, mọi lời nói sẽ mang tính chủ quan nhiều hơn. Bạn phải lắng nghe câu chuyện từ cả bố và mẹ để có thể hiểu rõ nhất những gì đang xảy ra. Đồng thời, để thăm dò cũng như xem xét quan điểm cũng như thái độ của các vị phụ huynh.

Trong khi làm thùng rác chưa mọi bực tức thì bạn hãy thật khéo léo khai thác thông tin từ người bố, người mẹ của mình. Những hướng giải quyết của bố mẹ cũng được thể hiện trong câu chuyện đó. Nếu bạn có khả năng lắng nghe, nhẫn nhịn cũng như hành xử khôn khéo thì mọi vấn đề sẽ nhanh chóng được giải quyết.

2. Giữ ở vị trí trung lập

Khi bố mẹ đang dần đi sâu hơn vào trận chiến thì bạn hãy giữ vị trí trung lập. Không nên tỏ rõ quan điểm của mình cho dù biết nguyên nhân từ đâu. Bạn có thể chen vào cuộc xung đột bằng một câu nói đùa hay một chủ đề khác để hướng khác.

Trong tình trạng căng thẳng như vậy bạn không nên nặng mặt hay tỏ ra khó chịu, cáu gắt bố mẹ mình. Thay vào đó hãy vui vẻ, tươi cười, đùa đùa nói tếu những câu như: “giờ con đang ở nhà mà anh chị còn như thế này, mai kia học xong con đi rồi ai sẽ phân xử đây”; “ông bà có cháu rồi đấy, ai lại suốt ngày cãi nhau như thế, mai ngày kia đó đến nó thấy nó lại bảo ông bà hư giờ”;…

Nếu như vậy vẫn không ổn hãy nói sang một vấn đề để thay thế câu chuyện này. Ví dụ như “hôm nay có bác này, cô kia vào nhà mình chơi, bố mẹ không có nhà, con quên chưa nói”; “bố mẹ có ai qua nhà anh chị chơi với cháu không, đi với con đi” – không chỉ đánh lạc hướng câu chuyện mà bạn còn có thể đưa một người ra khỏi trận chiến thì người còn lại cũng sẽ im lặng thôi.

bố mẹ xảy ra chiến tranh

HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189

3. Nói chuyện với bố mẹ khi không khí bớt căng thẳng hơn

Sau khi chuyện xảy ra xong, hãy để hai người có một thời gian để lấy lại bình tĩnh. Sau đó nói chuyện nhẹ nhàng và cho lời góp ý với bố mẹ. Trong lúc nói chuyện hãy chỉ ra quan điểm của riêng mình.

Bạn có thể nói những lời góp ý như thể “theo con nghĩ thì bố mẹ hãy hiểu cho nhau một chút, khi người này nói thì người kia thôi, đừng cố tranh luận nhau làm gì”; “con thấy dạo này bố mẹ hay cãi vã, xung đột với nhau, giờ con lớn rồi bố mẹ cứ như vậy thì sẽ như thế nào, con không thích đâu”;…

Nhẹ nhàng nhưng vẫn thể hiện quan điểm rõ ràng và quyết liệt để bố mẹ nhận ra được khuyết điểm của mình. Ai đúng ai sai thì hai người cũng đã hiểu sau khi mọi chuyện đã yên ổn. Bạn cũng không nên nhắc lại câu chuyện ấy làm gì, chỉ cần nói những gì mình đang muốn. Như vậy, mọi chuyện sẽ ổn hơn.

4. Chỉ ra những điểm tốt của bố/mẹ khi trò chuyện với người còn lại

Điều này là vô cùng quan trọng để cải thiện tình hình giữa hai vị phụ huynh nhà mình. Thi thoảng nói chuyện với mẹ trong lúc bố đi làm hãy nói về bố, bố là một người đàn ông tuyệt vời. Và khi nói chuyện với bố mình cũng nói những lời như thế. Có một điều nên nhắc đến đó là chuyện tình yêu của bố mẹ.

Những câu hỏi “ngày xưa bố mẹ gặp nhau như thế nào? Chắc bố con đẹp trai và ga lăng lắm nên mẹ mới đổ đúng không? Mẹ con ắt hẳn là một người vô cùng xinh đẹp và dễ thương nên mới lọt vào mắt bố phải không? Thế lúc mới yêu nhau bố mẹ như thế nào?… Từ câu chuyện ấy, bạn đi sâu vào câu chuyện mà bố mẹ đang xảy ra. Ngày trước yêu nhau lãng mạn như thế mà giờ đụng đến lại cãi nhau. Bố/mẹ con rất tốt đúng không, nếu bố/mẹ không hay cãi vã thì hẳn là một người rất hoàn hảo.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 18-11-2022 bởi nam le

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com