Cách giải quyết những mâu thuẫn trong cuộc sống
Cách để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống? Trong cuộc sống, dù là ở môi trường nào rồi cũng có những lúc xảy ra mâu thuẫn trong cuộc sống. Những cuộc tranh luận cũng như ý kiến trái chiều nhau cũng khiến tình cảm và mối quan hệ của bạn với những người đó bị ảnh hưởng. Vậy bạn cần làm gì để giải quyết những mâu thuẫn đó?
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Những mâu thuẫn trong hôn nhân và cách giải quyết
- Làm sao khi vợ chồng thường xuyên mâu thuẫn, cãi nhau?
Chuyên gia tham vấn tâm lý:
1. Nhận biết mâu thuẫn
Khi một vấn đề xảy ra giữa hai người hay một nhóm người trong công việc hay là những mâu thuẫn trong cuộc sống ở hoàn cảnh khác nhau thì bạn cũng cần phải nhận biết nó là gì. Khi bạn nhận biết được mâu thuẫn thì hãy xem xét về nguyên nhân dẫn đến điều này để tìm cách giải quyết tốt nhất.
Mâu thuẫn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng quan trọng hơn cả là ở người trong cuộc. Chỉ bạn mới biết chuyện gì đang xảy ra, mức độ đến đâu. Trong công việc, bạn có nhiều ý tưởng thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải nghe nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Chính lúc đó bạn cảm thấy khó chịu, bực bội đôi khi là không thông cảm được cho đồng nghiệp của mình. Những quan điểm đối lập nhau, sự tranh luận là không thể tránh khỏi. Và chính việc đó lại là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa bạn và những người khác.
Khi nhận biết được lý do dẫn đến mâu thuẫn trong cuộc sống thì bạn sẽ biết được trong hoàn cảnh đó mình nên ứng xử như thế nào để dung hòa được mối quan hệ của mình.
2. Không làm mọi chuyện trở nên tồi tệ
Trong lúc hai người xảy ra tranh cãi, có mâu thuẫn với nhau bạn nên có sự cân bằng cảm xúc cũng như giữ được bình tĩnh. Nếu người kia đang to tiếng mà bạn lại tiếp tục nói to hơn thì chẳng khác nào hai người đang cãi nhau. Nếu họ chưa hiểu được ý của bạn, bạn có thể im lặng để sau khi chuyện này kết thúc mới đặt lại vấn đề để nói chuyện lại với người đó.
Hơn cả, khi xích mích càng ngày càng lớn thì bạn đừng tỏ ra khó chịu hay bực tức với người có mâu thuẫn với bạn. Sẽ có những hành vi bạn không thể kiểm soát được trong lúc ức chế như vậy. Rất có thể, những lời nói và hành động của bạn tại đó sẽ khiến người ta bị tổn thương. Như thế sẽ chẳng có cơ hội nào cho bạn để bạn có thể lấy lại mối quan hệ như ban đầu được.
3. Nói lời xin lỗi
Dù bạn đúng hay sai trong một sự việc không ổn một chút nào khiến mối quan hệ sứt mẻ. Đừng để cao lòng tự trọng của mình quá lớn để rồi cứ im lặng chờ đợi người khác đền làm hòa. Trong thâm tâm bạn sẽ nghĩ “mình có sai đâu, người đó mới cần phải xin lỗi mình”. Với bản thân người ta cũng nghĩ như bạn thì lúc nào mâu thuẫn đó mới được giải quyết.
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
Ở trường hợp đó, tại sao bạn không lên tiếng để nói lời xin lỗi trước với người đó. Cho dù bạn đúng trong vấn đề hai người tranh luận nhưng chắc gì cách thể hiện và lời nói của bạn là đúng. Xin lỗi không phải là vì mình sai, mà là thể hiện sự tôn trọng đối phương của mình. Khi bạn trân trọng họ thì đương nhiên họ cũng sẽ có những điều tương tự đối với bạn như bạn đã làm.
4. Điều hòa mối quan hệ
Sau khi giải quyết xong mâu thuẫn thì vấn đề vẫn chưa dừng lại ở đó. Người ta thường bảo có cãi nhau mới hiểu nhau hơn, nhưng có những trường hợp không thật sự là chính xác. Khi một mối quan hệ đã từng có khúc mắc thì lần sau hai người sẽ còn có những khoảng cách với nhau, chưa thật sự thoải mái về nhau. Chính vì thế, bạn cần có những chiến lược để điều tiết mối quan hệ đó tốt hơn.
Những lời hỏi han về công việc, sức khỏe, một nụ cười chân thành thì gặp người đó cũng đủ giúp người ta cảm thấy vui hơn và dễ mở lòng hơn với bạn. Từ đó mọi chuyện sẽ dễ dàng được giải quyết hơn.
Bài viết liên quan: