Mối quan hệ chị dâu em chồng
Từ trước đến nay mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu là một vấn đề luôn được nhiều người và toàn xã hội quan tâm. Bên cạnh đó, một mối quan hệ khác cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc, tình cảm gia đình đó là mối quan hệ chị dâu – em chồng. Làm sao để xóa đi câu nói giặc bên ngô không bằng bà cô bên chồng của nhiều người? đó là cách giữ gìn mối quan hệ tốt giữa chị dâu em chồng.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình
- Những lý do người phụ nữ ngoại tình
Chia sẻ của An Nam
Từ trước đến nay mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu là một vấn đề luôn được nhiều người và toàn xã hội quan tâm. Bên cạnh đó, một mối quan hệ khác cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc, tình cảm gia đình đó là mối quan hệ chị dâu – em chồng. Vậy làm thế nào để giữ cho mối quan hệ giữa chị dâu – em chồng luôn hòa thuận, tránh có sự xung đột?
1. Chấp nhận san sẻ tình cảm
Sau một cuộc hôn nhân, không chỉ có mẹ chồng là người hụt hẫng khi con trai mình không còn quấn quýt ở bên và răm rắp nghe lời mình như trước; mà chính người em chồng cũng có những cảm xúc tương tự vậy.
Tại sao ư? Bởi trước đây lúc nào bạn cũng được anh trai yêu chiều, bảo vệ và có khi còn được đáp ứng cả những yêu cầu vô lý nữa. Nhưng từ khi anh lấy vợ, mọi mối quan tâm của anh phần lớn đều dành cho vợ, ít có thời gian quan tâm đến em hơn. Dù sao thì bạn cũng phải tập quen với điều này, bởi chị dâu bạn chính là vợ anh bạn, là người sẽ cùng anh đi đến suốt cuộc đời, chăm sóc, lo lắng cho anh. Bạn có thể cũng thương anh nhiều thật đấy, nhưng bạn thử nghĩ xem rồi một lúc nào đó bạn cũng sẽ lớn lên, cũng đi lấy chồng, khi đó bạn chỉ có thể tập trung vào gia đình nhỏ của mình, cũng chỉ mong rằng chồng mình quan tâm, chăm sóc và luôn bên cạnh bạn mà thôi.
2. Thường xuyên hỏi thăm
Bất cứ ai, khi mới bắt đầu về làm dâu cũng đều rất khó khăn. Bạn thử nghĩ xem, từ nhỏ chị ấy sống với bố mẹ, được bố mẹ cưng chiều. Chỉ vì tình yêu với anh bạn mà chị đã quyết định theo anh về sống với gia đình bạn. Cảm giác xa nhà, lạ lẫm sẽ không thể tránh khỏi, bởi ngoài anh bạn ra thì mọi người trong nhà hầu như đều khiến cô ấy có cảm giác không thoải mái và không dám nói lên những mong muốn, suy nghĩ thật sự của mình. Bạn là những người em, để tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái trong gia đình, bạn có thể giúp đỡ chị dâu, giúp đỡ chị ấy làm quen với cuộc sống mới, để chị ấy dễ thích nghi hơn, và vơi bớt đi cảm giác xa lạ.
Trong trường hợp bạn sống xa gia đình thì cũng nên thường xuyên nhắn tin, hỏi han để chị biết rằng bạn và những thành viên khác trong gia đình chồng đều thân thiện và muốn giúp đỡ cô ấy. Như vậy, tình cảm chị em sẽ ngày càng gắn kết hơn.
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189
3. Chấp nhận một lối sống khác.
Mọi người thường hay quan niệm rằng “nhập gia tùy tục”, có nghĩa là người con gái một khi đã lấy chồng thì sẽ phải tuân theo những nếp sống bên phía nhà chồng. Tuy nhiên, để có thể thay đổi thói quen, nếp sống đã được định hình từ ngày bé là cả một quá trình, và bất cứ ai cũng cần phải có một khoảng thời gian nhất định để thích nghi.
Thế nên, khi chị dâu bạn vừa mới về nhà chồng sống, bạn hãy biết chấp nhận những nét văn hóa khác với gia đình mình để người chị có cảm giác được tôn trọng, rồi dần dần chị ấy sẽ tập làm quen với môi trường mới, cuộc sống mới ở gia đình bạn.
4. Giải quyết trực tiếp mọi mâu thuẫn
Khi có mâu thuẫn hoặc có điều gì đó không hài lòng với chị dâu, nhiều bạn sẽ chọn cách giải tỏa cảm xúc lên mạng xã hội. Tuy nhiên, khi có mâu thuẫn các bạn không giải quyết một cách trực tiếp mà lựa chọn đưa lên mạng xã hội liệu có thực sự hiệu quả.
Trên thực tế, bạn có thể giải tỏa được cảm xúc nhất thời, nhưng vấn đề thì vẫn còn đó. Bạn không giải quyết triệt để sẽ vô tình tạo ra khoảng cách ngày càng lớn giữa hai chị em. Chưa kể đến, ở trên mạng xã hội có nhiều người hiểu thì không sao, có nhiều người không hiểu lại đưa ra những nhận xét chủ quan khiến cho người kia tổn thương. Thế nên, bạn hãy cố gắng gặp trực tiếp để giải quyết mâu thuẫn, và hãy giải quyết một cách triệt để, đừng để những mâu thuẫn nhỏ tích tụ lâu ngày thành những mâu thuẫn lớn không thể hàn gắn được
Bất cứ người con gái nào khi đi lấy chồng cũng đều mong muốn được gia đình bên chồng đối xử như con cái trong nhà. Tuy nhiên không phải trách nhiệm dồn hết về phía một bên nào, mà đó là sự nỗ lực của cả đôi bên cùng cố gắng. Chính vì vậy các nàng dâu không thể cứ mong muốn gia đình bên chồng coi mình như con cái ruột thịt trong nhà còn mình thì luôn đề phòng và chỉ coi họ là mẹ chồng và bố chồng. Chứ chưa hề coi họ là bố và mẹ.
Bài viết liên quan: