Ứng xử thế nào khi con có tính ăn cắp
Khi phát hiện con mình thích trộm vặt, nhiều phụ huynh sẽ xử lý theo hình thức la mắng con, đánh đập con. Liệu đây có phải là biện pháp đúng đắn? Dưới đây là những chia sẻ của An Nam về vấn đề này.
Trẻ nhỏ chưa nhận thức được trộm cắp là hành vi sai trái
Trộm cắp là hành vi sai trái và luôn bị xã hội lên án. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi trộm cắp, nhưng thông thường ăn cắp xuất hiện từ một số người do họ quá thiếu thốn.
Dẫu biết trộm cắp là điêù xấu Tuy nhiên, thực tế cho thấy trẻ nhỏ không nhận thức được toàn bộ hành vi của mình là xấu đến mức nào. Bé thường phản xạ theo một cách tự nhiên lấy những thứ mình muốn mà không xin phép người khác. Bé cũng chưa hiểu được ranh giới giữa đồ vật của mình và của người khác.
Xem thêm: Em gái em có thói quen ăn cắp, gia đình bế tắc không biết nên ứng xử như thế nào
Nguyên nhân dẫn tới hành vi trộm cắp ở trẻ
Trẻ em có thể trộm cắp vì một số lý do, bởi thế cha mẹ cần tìm hiểu kỹ động cơ khiến bé có hành vi ấy, từ đó có cách giải quyết phù hợp:
- Trẻ ăn trộm đồ chơi hoặc một vật dụng nào đó có thể là do trẻ bị hấp dẫn, thích thú với món đồ đó và trẻ chưa thể có được (có thể do gia đình khó khăn không có được hoặc bố mẹ chưa mua…) Trẻ lấy nó đơn thuần chỉ vì thích mà không suy nghĩ đến điều gì nữa.
- Trẻ đã từng chứng kiến hành vi đó từ người khác.
- Trẻ có thể lấy những món đồ mà bản thân không cần lắm. Điều này xuất phát từ những đứa trẻ thiếu thốn hơi ấm tình cảm gia đình, cuộc sống hàng ngày luôn chịu cô độc, thiếu sự quan tâm. Trẻ muốn làm điều gì khác người để lắp đầy sự thiếu vắng tình cảm.
- Ăn cắp để hòa nhập với nhóm bạn hay ăn cắp mà con tham gia
Xem thêm: Làm gì để con cái biết nghe lời
Tổng đài tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
Cách ứng xử khi con có thích trộm cắp
- Cha mẹ cần chỉ rõ giới hạn rõ ràng cho trẻ hiểu cái gì thuộc quyền sở hữu của mình – cái gì là của bạn. Nhắc nhở con nhẹ nhàng nhưng cũng cần kiên quyết để con hiểu việc lấy đồ của người khác là hành vi không được phép dù bất kỳ tình huống naò.
- Cha mẹ phải làm gương cho con, tuyệt đối không hôi của hay làm những hành động tương tự.
- Nếu trẻ cảm thấy cô đơn và trẻ chưa được quan tâm đúng mức, cha mẹ hãy dành thêm thời gian cho con, lắng nghe mong muốn của con, giúp con cảm nhận được tình yêu thương. Điều này sẽ giúp con vui vẻ, tích cực hơn, kiểm soát tốt các hành vi tiêu cực của bản thân và từ bỏ chứng “tắt mắt” không đáng có.
- Hãy trò chuyện cùng con, sử dụng những câu hỏi mở để tìm được nguyên do vì sao con lại lấy đồ đó của bạn. Từ đó bạn có thể hiểu được suy nghĩ trong lòng con và có phương pháp xử lý phù hợp.
Xem thêm: Cách giáo dục khi con ăn cắp vặt.
Tất cả những hướng giải quyết của bạn cần đảm bảo nguyên tắc: không la mắng, quát nạt con; không vội quy kết, đổ tội con là đồ ăn cắp; không thể hiện thái độ tuyệt vọng, mỏi mệt vì điều đó chỉ làm con thêm phần suy nghĩ rằng hành động của bản thân là không thể nào cứu chưa được nữa.
Bài viết liên quan: