Một bài thuyết trình ấn tượng đối với mỗi người lại có cách nhìn khác nhau, người thì cho rằng cần phải đầy đủ kiến thức mà chủ đề đưa ra, người thì cho rằng sự ngẫu hứng, tự nhiên lại là yếu tố quan trọng nhất. Cuối cùng, để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng nhau bàn luận xem những yếu tố nào khiến bài thuyết trình ấn tượng.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Cách để thuyết trình tự tin hơn
- Kỹ năng đương đầu với khó khăn
Lời chia sẻ
Những điều người trình bày chia sẻ có thể rỗng toác nếu như họ không có một sự hỗ trợ bằng những bằng chứng thực tế, sẽ khó có thể thu hút sự tin tưởng người nghe nếu như những gì họ nói chỉ là những suy đoán của bản thân họ, mà không quan tâm đến những người ngồi dưới như thế nào. Vậy thì có những điểm sau đây không thể bỏ qua khi bạn thực hiện một bài thuyết trình.
1, Đối tượng thuyết trình là ai?
Trong số chúng ta, có thể sẽ có người quên mất việc phải quan tâm tới đối tượng thuyết trình. Công việc của chúng ta là trình bày làm sao cho những người bên dưới, họ có thể hiểu, ủng hộ, cũng như tin tưởng những gì chúng ta chia sẻ, chứ không phải chỉ để khoe kiến thức, thỏa mãn cái tôi riêng của bản thân mình.
Đối tượng nhằm được thỏa mãn trước hết không phải bạn, mà là những khán giả phía dưới. Vì thế, hãy tìm hiểu xem họ chờ đợi điều gì từ người thuyết trình, họ quan tâm tới chủ đề nào để bản thân có một đường hướng chuẩn bị đúng đắn. Trước khi trình bày một chủ đề nào đó, hãy tạo một cuộc khảo sát về những gì mà khán giả muốn nghe (nếu có thể). Ngoài ra, việc linh động xoay theo nhu cầu của khán giả cũng rất quan trọng, điều đó tạo nên sự tương tác giữa bạn và khán giả. Trong lúc thuyết trình, sử dụng xen kẽ thời gian hỏi và trả lời những điều khiến người nghe tò mò; nhưng hãy nhớ, đừng tập trung vào điều đó quá nhiều. Nó có thể khiến bạn lạc hướng và quên mất mạch chính của toàn bộ chủ đề bạn đang làm đấy.
2, Mục đích của việc thuyết trình
Như đã chia sẻ ở phía trên, yếu tố gần gũi và tương tác với nhu cầu của khán giả rất quan trọng nhưng đó cũng là một điểm yếu khi bạn quá sa lầy vào nó. Lúc đó, bài thuyết trình của bạn có thể hỗn loạn và đi sai mạch hướng ban đầu. Chính vì thế, một kĩ năng để khiến bài thuyết trình ấn tượng đó là bạn cần xác định chính xác chủ đề mà bạn muốn làm.
Hãy tập trung vào vấn đề chính trong bài thuyết trình, nhớ đến những luận điểm cũng như các luận chứng cần đưa ra để làm sáng tỏ ý chính. Một típ nhỏ có thể sử dụng đó là gạch sơ bộ những mục lớn bắt buộc phải nói đến và những điểm phụ bạn có thể thêm thắt hoặc bỏ qua (bạn có thể sử dụng sơ đồ xương cá nếu cảm thấy cần thiết). Điều này sẽ giúp cho bạn xây dựng bài thuyết trình một cách có hệ thống chặt chẽ. Thêm nữa, đa số các bài thuyết trình đều bị giới hạn thời gian, hãy căn thời gian thật chuẩn để sắp xếp các mục ưu tiên sao cho phù hợp nhất với bạn và khán giả.
3, Trình bày bài thuyết trình
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189
Bạn còn nhớ lần đầu tiên thuyết trình chứ? Ngoài một số những người thành công ngay từ lần đầu tiên thuyết trình, trong số chúng ta sẽ có người có thể còn nhớ những sự bối rối, vấp váp, ngại ngùng của bản thân mình. Bạn của tôi, có thể có người sẽ coi đó là điều xấu hổ, nhưng hãy nhìn một cách bao quát, ai trong chúng ta chẳng có lúc nhầm lẫn, ngớ ngẩn như thế. Những người diễn thuyết giỏi ngoài kia, họ đã cũng từng trải qua những khó khăn riêng của bản thân mình. Họ cũng phải tập luyện để có được một bài thuyết trình ấn tượng. Và họ, cũng là con người thôi. Không có lý gì là bạn không thể có bài thuyết trình đặc biệt của riêng bạn cả.
Điểm cực kì quan trọng trong một bài thuyết trình ấn tượng với bạn và cả những người khác nữa là phong thái. Một phong thái tự tin, thoải mái là một điểm có thể tạo thiện cảm rất mạnh mẽ với mọi người. Bài thuyết trình của bạn có thể phạm lỗi, không có điều gì là hoàn hảo tuyệt đối cả, nhưng sự tự tin mạnh mẽ của bạn có thể làm lu mờ đi những lỗi đó. Hãy ghi nhớ, trên bục thuyết trình, bạn hoàn toàn có thể thể hiện những điểm mạnh nhất về bản thân bạn. Hãy hít thở đều, nhìn một lượt khán giả phía dưới, bạn thậm chí có thể nhấp ngụm nước nếu thấy quá căng thẳng. Tin tưởng vào nội dung mình đã chuẩn bị, nở nụ cười cho bản thân và trình bày bằng phong cách riêng của bạn
Cuối cùng, tất cả những yếu tố trên có thể giúp bạn phần nào định hướng cho một bài thuyết trình ấn tượng; tất nhiên, chúng còn phụ thuộc vào sự nỗ lực, kiên trì của chính bạn.
Bài viết liên quan: