Những yếu tố khiến trẻ nói bậy
Những yếu tố khiến trẻ nói bậy cha mẹ nên chú ý vì nó sẽ giúp giáo dục con hiệu quả hơn. Trên thực tế, có nhiều người không có chủ đích nói bậy, hoặc họ biết rằng nói bậy là không tốt nhưng khi nóng giận họ vẫn nói ra những điều không phù hợp như là một cách để giải tỏa cảm xúc, giải tỏa những bức bối trong lòng.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Cách dạy con tuổi dậy thì
- Làm gì để con biết nghe lời
Lời chia sẻ
Khi con bước vào độ tuổi thanh thiếu niên, nhiều ông bố bà mẹ dường như rơi vào khủng hoảng do con thay đổi quá nhiều, không còn ngoan ngoãn, nghe lời bố mẹ như hồi con còn bé. Bên cạnh việc con nóng giận, hờn dỗi, thể hiện cái tôi quá mạnh, bướng bỉnh… thì việc con nói dối là một trong những vấn đề khiến bố mẹ không biết nên làm như thế nào, ứng xử ra sao cho phù hợp. Tuy nhiên, việc nào, thói quen nào cũng đều có nguyên nhân của nó, và chỉ khi biết được nguyên nhân rồi thì mới có thể tìm ra cách giải quyết. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến hành vi nói dối của con.
1. Môi trường
Môi trường xung quanh là yếu tố tác động rất lớn đối với tính cách, thói quen của một người. Đối với trẻ em thì sự tác động đó càng lớn, bởi ở trẻ cái tôi và nhân cách chưa hoàn thiện nên dễ có hành vi bắt chước.
Môi trường ở đây có thể là từ gia đình, nếu trong nhà có người nào đấy hay nói tục, chửi bậy; lâu dần sẽ hình thành thói quen đấy ở trẻ.
Môi trường bên ngoài, có thể là ở trường học, có thể là bạn bè chơi cùng. Cụ thể, khi con chơi với những bạn quậy phá, hay nói tục thì lâu dần con bạn cũng sẽ nhiễm những thói quen không tốt.
Chính vì vậy, bố mẹ phải để ý đến môi trường sống của con. Người lớn trong nhà phải là tấm gương, là chuẩn mực cho con noi theo. Còn về phía bạn bè, có thể bạn không cấm được, nhưng hãy khuyên bảo, giải thích, định hướng cho con biết được chơi với những bạn nào thì tốt, chơi với những bạn nào thì không tốt.
2. Cách giáo dục của cha mẹ
Hầu hết bố mẹ đều biết được nói tục là thói quen không tốt ở con, nhưng lại chưa có biện pháp dạy con một cách nghiêm khắc và hiệu quả.
Nhiều người vẫn thường nói rằng dạy con là nhiệm vụ khó nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Qủa thực nhiều người cảm thấy bất lực; nhưng nếu bạn hiểu được tâm lý của con và biết cương nhu đúng lúc thì việc dạy con không còn là một vấn đề quá nan giải.
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189
Bạn không cần phải quá nghiêm khắc trong tất cả mọi vấn đề; nhưng trong học tập và các vấn đề liên quan đến nhân cách, đạo đức thì bạn nên nghiêm khắc với con. Nghiêm khắc ở đây không đồng nghĩa với việc bạn đánh đập, mắng chửi con mà phải phân tích để cho con hiểu được con sai ở đâu, đúng ở đâu, cần thay đổi điều gì; Sau đó đưa ra mức thưởng phạt phù hợp; Tránh cho con nghĩ rằng con muốn làm gì cũng được, bố mẹ chẳng ngăn cấm cũng chẳng có ảnh hưởng gì. Cũng như người lớn, con bạn chỉ có thể nghe lời và chấp nhận thay đổi khi thấy điều đó là cần thiết và phù hợp.
3. Tính cách
Mỗi đứa trẻ sinh ra đều mang trong mình một tính cách khác nhau, không ai giống ai. Có những đứa trẻ sống nội tâm, biết chấp nhận, giỏi chịu đựng thường nghe lời bố mẹ hơn. Còn những đứa trẻ có tính cách hướng ngoại, sống thoải mái, cá tính hơn, thì thường dễ thể hiện cái tôi của mình mạnh hơn. Ở đây ta không bàn đến việc tính cách như thế nào tốt hơn, bởi vì mỗi tính cách sẽ có những thế mạnh riêng. Tuy nhiên, là bố mẹ phải hiểu rõ được tính cách của con và định hướng phương pháp giáo dục phù hợp.
4. Không kiểm soát được cảm xúc
Ta đều biết rằng, con người mỗi khi nóng giận thường không kiểm soát được cảm xúc của mình; những lúc đó thì hành vi và lời nói cũng không thể kiểm soát được.
Trên thực tế, có nhiều người không có chủ đích nói bậy, hoặc họ biết rằng nói bậy là không tốt nhưng khi nóng giận họ vẫn nói ra những điều không phù hợp như là một cách để giải tỏa cảm xúc, giải tỏa những bức bối trong lòng. Vì người lớn cũng có đôi lúc như vậy nên khi ta biết rõ nguyên nhân rồi thì không nên trách mắng trẻ nhỏ. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng khuyên bảo con và định hướng con sang những hoạt động khác để giải tỏa cảm xúc của mình khi nóng giận.
Đúng là ở độ tuổi vị thành niên, có nhiều vấn đề xuất hiện khiến bố mẹ không kịp thích nghi, kể cả những bố mẹ cố gắng tìm hiểu độ tuổi này từ trước. Nhưng các bạn hãy suy nghĩ những vấn đề đó một cách tích cực, từ đó gần gũi, chia sẻ với con nhiều hơn và có những định hướng giáo dục đúng đắn.
Bài viết liên quan: