Những nguyên nhân dễ khiến nhân viên nghỉ việc
Có rất nhiều nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc, nguyên nhân đó có thể nằm ở nhân viên, nhưng cũng có thể vấn đề lại nằm ở sếp, người quản lý. Chắc rằng, khi ta nhìn nhận rõ được nguyên nhân rồi thì sẽ có cách thức đúng đắn trong vấn đề chuyển việc của nhân viên hay chính sách giữ nhân viên của sếp.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Vượt qua khủng hoảng tâm lý khi thất nghiệp
- Những điều nên làm khi bị áp lực trong học tập
Ra trường rồi, tìm được cho mình một công việc ưng ý vừa phù hợp với năng lực, đam mê, sở thích; vừa có được thu nhập phù hợp để trang trải cuộc sống không phải là điều dễ dàng. Có một thực tế chúng ta thường thấy là những người mới bước chân vào lĩnh vực nghề nghiệp thường có xu hướng “nhảy việc” rất nhiều lần. Vậy có những nguyên nhân nào thường dễ khiến nhân viên nghỉ việc như vậy?
1. Mức lương không phù hợp với năng lực cống hiến
Đối với nhiều sinh viên sau khi ra trường, họ thường có xu hướng tìm cho mình một công việc đúng với ngành nghề mà mình đã theo học, phù hợp với đam mê mình theo đuổi. Ít ai ở thời điểm này đưa ra cho mình yêu cầu quá cao về mức lương được nhận, bởi họ biết rằng đối với một người mới ra trường, kinh nghiệm chưa có, sự va chạm trong công việc cũng ít. Thế nhưng, đến một thời điểm nào đó, cuộc sống tự lập và những trưởng thành trong nghề nghiệp thôi thúc họ có được mức lương xứng đáng hơn với năng lực, cũng là để đảm bảo được chất lượng cuộc sống. Trong trường hợp này, nếu người quản lí của họ không công nhận năng lực của họ hay không trả lương xứng đáng với khả năng người nhân viên đáng được nhận thì họ có xu hướng tìm cho mình một công việc mới phù hợp hơn.
2. Môi trường làm việc quá căng thẳng
Phần lớn, mỗi người chúng ta sau khi ra trường và đi làm thường dành thời gian rất nhiều cho công việc, mỗi người chúng ta dành ít nhất 8 tiếng ở cơ quan. Vậy cứ 8 tiếng một ngày, 5 ngày rưỡi 1 tuần, 26 ngày 1 tháng làm việc ở cơ quan, nếu như môi trường làm việc quá căng thẳng sẽ khiến ta vô cùng mệt mỏi, giống như mọi người vẫn thường hay nói “đi làm giống như đi đày chứ chẳng phải đi làm nữa”. Khi đó hiệu quả công việc chúng ta mang lại không cao, cũng chẳng có cơ hội thăng tiến trong công việc khi suốt ngày căng thẳng, cau có, khó chịu.
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189
3. Sếp của mình quá bề trên
Đi làm rồi, mối quan hệ với đồng nghiệp là điều rất quan trọng, nhưng mối quan hệ giữa bạn với cả cấp trên cũng là yếu tố quyết định đến việc bạn có thể gắn bó, duy trì công việc đó lâu dài hay không.
Thường bạn chỉ có thể thoải mái làm việc khi mục tiêu của bạn có điểm chung với mục tiêu của sếp, sếp bạn phải là người khiến cho bạn cảm thấy tôn trọng, tin tưởng và nghe lời. Còn nếu bạn phải làm việc với một người quá bề trên, luôn bảo thủ với suy nghĩ, quan điểm của mình mà không biết lắng nghe ý kiến của người khác; hay một người sếp chỉ biết nói, hứa suông mà không thực hiện lời hứa của mình thì sẽ thật khó để chúng ta có thể yên tâm làm việc và cống hiến hết mình cho công việc. Khi đó, người ta có xu hướng nghỉ việc và tìm cho mình một môi trường làm việc phù hợp hơn.
4. Bị giao việc quá nhiều
Chúng ta đều là con người, chính vì vậy chúng ta có những giới hạn nhất định. Nếu ta làm việc quá sức ta sẽ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi; nếu bị giao việc quá khả năng của mình ta dễ bị khủng hoảng, lo sợ… Bất kì ai cũng đều muốn phát triển sự nghiệp và nâng cao khả năng của bản thân, nhưng điều đó phải rèn luyện và cố gắng của cả một quá trình với một mức độ phù hợp.
Bên cạnh đó, cuộc sống của một người không chỉ có công việc không thôi mà họ còn có rất nhiều trách nhiệm và các mối quan hệ xã hội khác. Nếu sếp của bạn không hiểu những điều đó và thường xuyên bắt bạn phải làm việc thêm giờ hay thường xuyên giao chỉ tiêu, công việc quá sức đối với khả năng, năng lực của nhân viên sẽ khiến nhân viên căng thẳng, mệt mỏi và muốn từ bỏ công việc hiện tại của mình vì có cảm giác bị bóc lột quá sức.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc, nguyên nhân đó có thể nằm ở nhân viên, nhưng cũng có thể vấn đề lại nằm ở sếp, người quản lý. Chắc rằng, khi ta nhìn nhận rõ được nguyên nhân rồi thì sẽ có cách thức đúng đắn trong vấn đề chuyển việc của nhân viên hay chính sách giữ nhân viên của sếp.
Bài viết liên quan: