0904030189

Cha mẹ nên làm gì khi con bị bạn tẩy chay

Con bị bạn tẩy chay

Một thực tế cho thấy, hầu hết các trường học, các bậc học đều xuất hiện nạn tẩy chay và đó là một trong những khủng hoảng tinh thần đáng sợ nhất đối với trẻ nhỏ. Nó khiến trẻ cảm thấy đau khổ đến cực độ. Bởi trẻ lúc nào cũng mong muốn được hòa nhập với bạn bè của mình. Vậy, cha mẹ nên làm gì khi con bị bạn tẩy chay?



Hiện nay, các con đang được tiếp xúc với công nghệ thông tin một cách nhanh chóng, có những mối quan hệ ngoài trường lớp là khá nhiều. Điều đó làm chi phối việc học tập cũng như vui chơi của trẻ. Thế nhưng, nó cũng là một nguyên nhân dẫn đến những xích mích, mâu thuẫn với nhau. Chỉ cần một bình luận (comment) hay trạng thái (status) nào đó trên facebook, những lời thoại không mấy cảm xúc trong đoạn chat giữa hai đứa cũng gây nên những hiểu nhầm. Từ đó, các con sẽ không chơi với nhau nữa, mà còn có xu hướng bài trừ, tẩy chay người bạn của mình.

Một thực tế cho thấy, hầu hết các trường học, các bậc học đều xuất hiện nạn tẩy chay và đó là một trong những khủng hoảng tinh thần đáng sợ nhất đối với trẻ nhỏ. Nó khiến trẻ cảm thấy đau khổ đến cực độ. Bởi trẻ lúc nào cũng mong muốn được hòa nhập với bạn bè của mình.

Chia sẻ của Tư vấn Nam

Là những bậc làm cha làm mẹ, nếu con của mình rơi vào hoàn cảnh như vậy, bạn sẽ làm gì để có thể giúp con vượt qua những khó khăn đó? Sau đây, Tư vấn An Nam xin đưa ra một số phương pháp cho các bậc phụ huynh khi gặp phải trường hợp con bị bạn tẩy chay. Mời các bạn cùng đón đọc:

1. Những nguyên nhân có thể khiến trẻ bị bạn bè tẩy chay

–    Trẻ có một số điểm khác biệt với bạn bè xung quanh: tính cách xấu, khôn lỏi, học quá giỏi, kiêu căng khiến bạn bè không thích và dần xa lánh.

–     Những người mà trẻ đến gần để nói chuyện hay chơi đang bận việc gì đó nên sự có mặt của trẻ làm phiền họ nên họ có những thái độ, hành động khiến trẻ nghĩ mình bị xa lánh.

–    Có thể do một thái độ không đúng mực nào đó của trẻ khiến bạn bè không thích và trừng phạt trẻ bằng cách không chơi với trẻ trong một thời gian.

con bị bạn tẩy chay

Tổng đài tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân Gia đình trực tuyến 24/7: 19006172

–    Do sự ghen tị của những đứa trẻ khác: trẻ được điểm cao về một môn nào đó khiến một số bạn ghen tị, đố kị, với trẻ.

–    Có thể lúc ấy bạn của trẻ đang khó chịu trong người hay có gì buồn bực, sự có mặt của trẻ khiến cho người bạn đó không thích nên có những thái độ làm trẻ bị tổn thương.

–    Có những lý do tẩy chay rất vô lý và trẻ con như: vì trẻ xinh hoặc xấu hơn mọi người…

–    Ngoài ra, tẩy chay có thể là một hình phạt cho những ai dám trái lệnh một số học sinh cầm đầu trong lớp. Những học sinh này thường không phải là cán bộ lớp mà là những “đối tượng đặc biệt” có khả năng lôi kéo, ép buộc mọi người trong lớp tham gia vào hoạt động của mình như: nhóm học sinh cá biệt, nhóm các học sinh cậy có cha mẹ là cán bộ, giáo viên trong trường hay những người có thế lực…

2. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị tẩy chay ở trường?

Khi con bạn bị tẩy chay không được coi thường cho đó là trò trẻ con mà bỏ qua chuyện này. Hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ bị bạn bè xa lánh. Trong bất kỳ tình huống nào, chúng ta cũng có thể tìm được một giải pháp xã hội giúp trẻ vượt qua khó khăn, khủng hoảng.

Hãy thảo luận cùng trẻ để tìm ra giải pháp thích hợp nhất trong mọi vấn đề mà trẻ đang gặp phải. Nếu trẻ luôn tỏ ra buồn rầu vì không có bạn hoặc bị bạn bè xa lánh thì hãy kiểm tra xem liệu có biến cố hay tình huống nào gây ra điều đó hay không, đồng thời giúp trẻ tìm ra phương pháp để cải thiện điều đó. 

Cha mẹ cần ở bên cạnh để giúp con vượt qua khủng hoảng này………..

 1. Đừng làm cho con trẻ cảm thấy tệ hại hơn khi con bị bạn tẩy chay. Khi người lớn can thiệp theo kiểu “Bố mẹ đã nói với con rồi”, thì họ chỉ càng làm cho đứa trẻ bị tổn thương nhiều hơn, chứ chẳng hề giúp chúng chữa lành vết thương.

2. Hãy nhẹ nhàng nhắc nhở cho con trẻ nhớ rằng sự tin cậy là một món quà. Thế nên con trẻ hãy trao tặng món quà đó cho những người bạn đáng tin cậy, những người bạn cũng luôn đặt niềm tin vào chúng.

3. Nếu như con trẻ cảm thấy e ngại, do dự khi làm quen với bạn mới vì sợ rằng tình bạn mới sẽ không vững bền thì bố mẹ cần nhắc cho con nhớ lại những người bạn thân thiết, những tình bạn đẹp mà con trẻ đã từng có trước kia.

4. Đừng chen vào tất cả những chuyện bạn bè rắc rối của con trẻ. Điều cả gia đình cần làm là học cách để bảo vệ trái tim khỏi bị tổn thương.

5. Những người làm bố mẹ cần chuẩn bị tâm lý để sẵn sàng đón nhận chuyện con trẻ phạm phải một số sai lầm trong cuộc sống và luôn luôn có mặt bên cạnh con trẻ để giúp hạn chế thấp nhất những tổn thương nếu có.

6. Khi con trẻ bị một nhóm bạn loại ra khỏi nhóm, chúng rất khao khát được trở thành thành viên của một nhóm khác, chỉ để có được cái cảm nhận được “thuộc về”. Hãy giúp con trẻ nhận ra điều gì tốt và điều gì không tốt khi chúng rơi vào hoàn cảnh đó.

7. Bố mẹ hãy làm gương cho con trẻ bằng chính cách họ ứng xử với bạn bè, giúp chúng thấy được phải làm thế nào để giải quyết những hiểu lầm, xung đột hay tranh chấp… Con trẻ không thể nào học được cách trở thành một người bạn tốt nếu như chúng không được nhìn thấy người khác thực hành những kỹ năng làm bạn bè.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 18-11-2022 bởi nam le

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com