5 dấu hiệu báo động trẻ bị “TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý”
Dưới đây là 5 dấu hiệu đặc trưng giúp các bậc phụ huynh nhận biết một đứa trẻ “tăng động giảm chú ý”
- Hiếu động quá mức
1 chiếc động cơ trong máy cũng cần có lúc nghỉ ngơi, nhưng với trẻ tăng động giảm chú ý dường như có một nguồn năng lượng không giới hạn và phi thường. Trẻ thường chạy nhảy, nghịch ngợm liên tục mà không biết mệt mỏi. Tất nhiên, việc yêu cầu trẻ ngừng lại là cả một vấn đề không dễ dàng, nếu trong trường hợp bắt buộc trẻ ngừng hoạt động thì trẻ sẽ miễn cưỡng đồng ý nhưng cũng không ngừng cựa quậy, làm ồn.
Lưu ý: Trẻ tăng động thường bị nhầm lẫn với trẻ hiếu động
Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động
- Khả năng tập trung kém
– Trẻ thường gặp khó khăn trong việc lắng nghe, làm theo hướng dẫn hoặc hoàn thành việc gì đó trọn vẹn.
– Trẻ có thể thích cùng lúc nhiều thứ, nhưng cũng thay đổi 1 cách nhanh chóng
– Trẻ thiếu tính kiên trì . Dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động xung quanh.
Ví dụ: Khi trẻ học bài chỉ cần 1 tiếng động nhỏ cũng làm trẻ phân tâm. Nếu bạn đang dạy trẻ học và yêu cầu trẻ nhắc lại, trẻ sẽ không thể nhắc lại cũng như hiểu điều bạn đang truyền đạt.
* Trẻ tăng động giảm chú ý thực tế không hề kém thông minh hơn so với trẻ khác, có điều sự thiếu tập trung , kiên nhẫn khiến cho việc học của trẻ sa sút, khả năng tiếp thu kém ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ.
Xem thêm: Sự khác nhau giữa rối loạn hành vi và rối loạn tăng động
- Hấp tấp, bồng bột.
Đây là biểu hiện dễ nhận thấy ở những đứa trẻ tăng động giảm chú ý. Đa số trẻ đều không đủ kiên nhẫn để nghe hết những điều bạn nói, trẻ sẽ thích chen ngang vào câu chuyện, hay lời nói của người khác. Tất nhiên, trẻ cũng không đủ kiên nhẫn để chờ đến lượt của mình, điều này khiến trẻ trở thành kẻ phá đám. Kết quả là trẻ thường mắc lỗi, hay sai và khó hoàn thành công việc của mình.
Xem thêm: Rối loạn hành vi ở trẻ và những tác hại
- Chậm phát triển về mặt ngôn ngữ.
Một nét đặc trưng nổi bật của trẻ tăng động là khả năng ngôn ngữ kém, không linh hoạt. Hầu hết, trẻ phát triển 1 cách bình thường trong giai đoạn đầu . Tuy nhiên, càng về sau khả năng sử dụng từ ngữ, cấu trúc ngôn từ sẽ trở nên khó khăn, ngoài ra trẻ còn hay bị nói lắp.
Xem thêm: Con không chịu hợp tác với bố mẹ?
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
- Dễ nổi nóng, khó kiềm chế cảm xúc.
Trẻ bị hội chứng” Tăng động giảm chú ý” sẽ thể hiện cảm xúc một cách thái quá cả tốt lẫn xấu. Khó kiểm soát được cảm xúc dẫn đến những hành vi xô xát với bạn bè , hay với chính những người thân trong gia đình. Chính vì vậy, trẻ sẽ thường khó kết giao bạn thân, hay được mọi người yêu quý. Mặc nhiên, trẻ sẽ luôn bị gắn mác “trẻ hư”.
LỜI KHUYÊN CHO CHA MẸ CÓ CON BỊ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý.
Những đứa trẻ này thường khá cô lập với cộng đồng, chúng luôn chật vật để tìm kiếm một người thấu hiểu mình. Chính vì vậy, sự hỗ trợ và đồng hành của cha mẹ lúc này chính là liều thuốc hữu hiệu cho trẻ để giúp trẻ dễ hòa nhập với thế giới xung quanh, có thể phát triển một cách toàn diện như những đứa trẻ bình thường khác.
Bài viết liên quan: