Những vấn đề cha mẹ cần lưu ý khi sinh con đầu lòng
Niềm hạnh phúc vỡ òa khi lần đầu tiên có được cảm giác làm bố làm mẹ, được chào đón đứa con đầu lòng ra đời. Tuy nhiên, có con, cuộc sống của hai vợ chồng bắt đầu có sự thay đổi và mọi rắc rối, mâu thuẫn có thể xuất hiện từ đây. Chính vì thế, ngoài việc chuẩn bị tâm lý chào đón sự ra đời của con, cha cần phải tìm hiểu thêm những rắc rối có thể gặp phải khi có con đầu lòng, điều này sẽ giúp cả hai có sự thấu hiểu dành cho nhau, giúp gia đình luôn hạnh phúc và ấm êm.
- Sự riêng tư của cha mẹ không còn nhiều, thay vào đó là thời gian dành cho con nhiều hơn
Trước đây, khi còn là vợ chồng son, hai vợ chồng không có nhiều mối bận tâm, vướng bận, có thể thoải mái trong việc đi ăn, đi chơi, du lịch, hẹn hò hoặc có nhiều thời gian gần gũi nhau hơn. Tuy nhiên, khi cuộc sống của hai vợ chồng có thêm thành viên, đó là sự xuất hiện của con, vợ chồng sẽ không có nhiều thời gian, không gian riêng tư dành cho nhau. Hầu như, mọi thời gian rỗi sẽ dành phần lớn cho con: cho con ăn, thay tã cho con, tắm rửa, chơi với con, cho con đi ngủ…Xoay quanh với con bạn cũng đã mất cả ngày trời. Đôi khi, cũng vì quá chú tâm vào con, nhiều cặp vợ chồng dần có khoảng cách mà không hề hay biết. Bởi thế, vợ chồng cần phải cân đối giữa thời gian chăm sóc con và không quên dành cho nhau sự ngọt ngào, lãng mạn nhất định để tình cảm vợ chồng luôn mặn nồng.
Xem thêm: Khi con chào đời bố nên làm những gì
- Đối mặt với vấn đề tài chính
Mức thu nhập của vợ chồng trước và sau khi có con không hề thay đổi, thậm chí là có thể hao hụt đi. Trong khi đó, gia đình bạn lại phải có thêm một khoản chi tiêu khá lớn dành cho con. Nếu như hai vợ chồng không có kế hoạch chi tiêu và quản lý ngay từ đầu, chi tiêu không tiết kiệm rất dễ xảy ra tranh cãi, vợ chồng bất hòa, cơm không lành, canh không ngọt. Vấn đề tài chính sẽ không phải là vấn đề quá lớn nếu như trước khi sinh con hai vợ chồng có một khoản tiết kiệm.
Xem thêm: Cha mẹ giáo dục con cái trong gia đình hiện đại
- Bất đồng trong quan điểm giáo dục con
Cha mẹ nào sinh con ra cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với con mình. Mỗi người sẽ có cách nhìn nhận, quan điểm riêng trong vấn đề nuôi dưỡng và giáo dục con. Nếu như ngay từ đầu, hai vợ chồng không thống nhất phương pháp giáo dục con thì rất dễ dẫn tới tình trạng mâu thuẫn, bất đồng. Chẳng hạn như con phải được xem phim thì mới ăn cơm, để dỗ con ăn, người bố chấp nhận yêu cầu đó của con. Nhưng mẹ lại có quan điểm ngược lại, con không được phép vừa ăn vừa xem phim, ăn ra ăn và giờ xem phim thì mới được xem; nếu con có biểu hiện mèo nheo và nhất quyết không ăn cơm, mẹ sẽ dùng phương pháp cứng, cho con nhịn, khi con đói buộc lòng con sẽ phải ăn. Và từ lần sau, con không dám mèo nheo theo kiểu đó. Bố nhìn thấy như thế, thấy con nhịn, xót con và hai vợ chồng sẽ có lời qua tiếng lại và dễ xảy ra tranh caĩ. Chính vì thế, trước khi sinh con, bố mẹ nên cùng nhau tìm hiểu phương pháp giáo dục cho con, thống nhất quan điểm và đặt ra những yêu cầu trong việc dạy con để cả hai cùng thực hiện.
Xem thêm: Tại sao cha mẹ phải giáo dục con cái
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
- Rắc rối trong việc chăm sóc con
Sự xuất hiện của bé là niềm mong đợi và hạnh phúc lớn của cha mẹ. Tuy nhiên, sau giây phút chào đón con yêu, cha mẹ lại phải quay cuồng với hàng tá công việc và có nhiều mối quan hệ cần phải để tâm, không thể lúc nào cũng ở bên con. Nhiều cặp vợ chồng mâu thẫu với nhau cũng chỉ vì vấn đề chăm sóc con cái. Chẳng hạn như, vợ hôm nay có hẹn nhưng không ai trông con, muốn chồng hỗ trợ nhưng chồng cũng có việc riêng và thế là cuộc hẹn đành hủy. Hoặc, cả ngày phaỉ trông con, chăm sóc con, người phụ nữ cũng cảm thấy mệt mỏi và muốn chồng đỡ đần. Nhưng nếu người chồng luôn lảng tránh, chỉ chơi với con một lúc, không giúp đỡ vợ, kể cả là công việc nhà thì sẽ rất là mỏi mệt. Người chồng nên thấu hiểu điều này và hỗ trợ vợ trong công việc nhà cũng như việc chăm sóc con cái.
Bài viết liên quan:
- Dịch vụ tư vấn nhanh qua E-mail có tính phí
- Lợi ích, tầm quan trọng và phương pháp giáo dục học tập cho con cái