Cách khích lệ con ham học
Cha mẹ thường hay áp đặt con cái về chuyện học tập, lúc nào cũng quan niệm học là nghĩa vụ mà ai cũng phải làm. Thế nhưng, đứa trẻ đến trường vì nó thích thế, ở đó có những sự hứng thú khiến nó thích. Tuy nhiên, đến một thời điểm nào đó, con sẽ chán học, ghét đến trường. Vậy, các bậc phụ huynh cần làm gì để khích lệ con ham học?
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Những sai lầm của cha mẹ trong việc dạy con
- Ứng xử thế nào khi con có biểu hiện yêu sớm
Cha mẹ thường hay áp đặt con cái về chuyện học tập, lúc nào cũng quan niệm học là nghĩa vụ mà ai cũng phải làm. Thế nhưng, đứa trẻ đến trường vì nó thích thế, ở đó có những sự hứng thú khiến nó thích. Tuy nhiên, đến một thời điểm nào đó, con sẽ chán học, ghét đến trường. Vậy, các bậc phụ huynh cần làm gì để khích lệ con ham học?
1. Khơi dậy sự ham học hỏi của trẻ ngay từ nhỏ
Tuổi lên ba là giai đoạn trẻ phát triển về ngôn ngữ hơn bao giờ hết. Trẻ có thể đặt hàng trăm, hàng nghìn câu hỏi về những gì trẻ thấy trong cuộc sống xung quanh. Cái gì cũng hỏi bố mẹ, anh chị hay những người lớn có mặt trong hoàn cảnh đó.
Những câu hỏi khá là vô tư như: Mẹ ơi! Con sinh ra từ đâu; Sao lại có ông mặt trời hả mẹ; Tại sao lại phải ăn cơm; Tại sao con cá lại sống dưới nước… Cứ nghĩ là đơn giản và không cần trả lời lớn lên trẻ sẽ biết. Tuy nhiên, trong thực tế, các câu hỏi như vậy rất cần thiết được giải đáp cho trẻ biết và đó cũng là cách để tạo cho trẻ một thói quen học hỏi.
Các vị bố mẹ thường không mấy kiên trì trong việc giải thích cặn kẽ cho các con hiểu những vấn đề này. Đôi khi còn tránh né những câu hỏi nhạy cảm hay khó trả lời. Thế nhưng, ở độ tuổi mà bộ não đang phát triển và hoạt động rất linh hoạt. Bố mẹ không nên coi nhẹ việc khích lệ sự ham học hỏi của con mà hãy chủ động hỏi con về các câu hỏi tại sao, như thế nào để kích thích sự thích thú của trẻ. Nhưng bố mẹ cũng cần lưu ý ở vấn đề sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu để con có thể tiếp nhận một cách dễ dàng nhất.
2. Cho trẻ học theo những khả năng mà bé có
Có nhiều bé rất thông minh và có nhiều khả năng riêng, vì thế hãy cho con theo học những lĩnh vực mà con đang phát triển. Nếu con có năng khiếu về toán thì hãy cho con học những phép tính trong ứng dụng của cuộc sống hằng ngày.
Có một điều sai lầm thường mắc phải ở các vị phụ huynh đó là cho con học những gì bố mẹ thích. Thấy con có năng khiếu vẽ rồi nhưng muốn nó phát triển toàn diện hơn lại đăng ký cho học hát, đàn, múa. Như vậy, con của bạn khó có thể phát huy hết được tất cả những gì con có.
Nếu bố mẹ cho con tập trung phát triển khả năng của mình thì con sẽ có hứng thú hơn trong việc tham gia học hỏi những môn học khác hay những gì trẻ chưa có.
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7:0904030189
3. Cả nhà học cùng bé
Tạo ra một môi trường học tập trong chính ngôi nhà của mình, giúp trẻ học tập theo vì ở độ tuổi các con đang bắt chước người lớn trong tất cả những gì con quan sát thấy. Đồng thời, trong quá trình học tập thì trẻ có thể tháo gỡ mọi thắc mắc nhờ sự trợ giúp từ bố mẹ cũng như các thành viên khác trong gia đình.
Nếu nhà đông con, phong trào học tập càng vui vẻ, các con sẽ thi nhau trong việc làm bài. Những lúc như vậy, có thể tổ chức một số trò chơi, các hoạt động chung để cả gia đình cùng tham gia với nhau. Đây cũng là một cách khích lệ con ham học hỏi rất hiệu quả.
4. Không kỳ vọng quá cao ở trẻ
Trong quá trình học tập của các con, bố mẹ không nên đặt kỳ vọng quá cao vào kết quả học tập. Nếu cứ đặt ra mục tiêu để con phải đạt được, bắt con phải học như thế này như thế khác, học suốt ngày suốt đêm, học thêm chỗ này chỗ khác. Với những áp lực như vậy, liệu con bạn còn thích thú với việc học nữa không?
Nếu bạn cứ tạo ra những áp lực như vậy đối với con thì con sẽ có lúc chán học, ghét học và có thể là không muốn đến trường. Chúng ta không nên tạo ra gánh nặng cho trẻ như vậy. Mà ngược lại, hãy cho trẻ một môi trường thoải mái, giúp trẻ có thêm động lực trong học tập.
Bên cạnh đó, với những trẻ học tập kém thì hãy chú trọng vào những môn học mà con thích, để trẻ phát triển theo sở thích của mình. Và hãy tìm hiểu xem con có những khó khăn gì? Cần bố mẹ giúp đỡ như thế nào? Để trẻ thật sự có sự tự tin trong việc học tập.
5. Không nên so sánh
Điều này là tuyệt đối cấm kỵ mà tất cả các bậc phụ huynh không nên làm. Việc bố mẹ so sánh con với một đứa trẻ khác có thể gay ra những hậu quả nghiêm trọng. Nếu so sánh và nói con tốt hơn thì sẽ gây ra sự kiêu ngạo cũng như không khiêm tốn với những người xunh quanh. Ngược lại, nếu so sánh vì con kém hơn để chê bai thì lại khiến con tự ti và còn gây nên sự ghét người được mang ra so sánh với mình. Trong hoàn cảnh ấy, bé không biết đó là sự so sánh để con cố gắng hơn mà sẽ nghĩ bố mẹ không thương con.
Thay vì so sánh, bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc con được điểm thấp để có thể đưa ra được phương pháp tốt nhất cho công việc học tập của trẻ.
Bài viết liên quan: