Khoảng cách giữa cha mẹ và con cái
Nhìn nhận ở góc độ tích cực, việc ra ngoài với bạn bè, tình cảm, ở một mình cũng là một nhu cầu cho sự phát triển để các em trưởng thành hơn. Thông qua bạn bè các em được học cách hòa nhập trong một nhóm trong xã hội, thông qua việc ở một mình, các em có cơ hội định hình nhân cách riêng cho mình. Làm sao để xóa bỏ khoảng cách giữa cha mẹ và con cái.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Ứng xử của cha mẹ khi con gái bắt đầu tuổi dậy thì
- Tại sao con cái không thích tâm sự với cha mẹ
Chia sẻ của An Nam
Tuổi mới lớn là giai đoạn mà các em thường có nhiều biến đổi về tâm lý và sinh lý, vì vậy các em sẽ thích xây dựng một thế giới mới cho riêng mình. Khi các em bắt đầu biết phán xét cách cư xử của cha mẹ hay những người xung quanh, sự không đồng ý, không hài lòng của các em sẽ giúp các em điều chỉnh hành vi của mình. Có thể theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi em. Các em bắt đầu có những mối quan hệ bạn bè mới, quan tâm tới nhiều điều khác mà bắt đầu tách xa dần cha mẹ, thậm chí là hay cáu gắt, cãi lại và không hợp tác. Thay vì thích được gần gũi bố mẹ thì lại thích được về phòng riêng một mình khi đi học về, gặp gỡ tâm sự với bạn bè hơn.
Việc các em ứng xử sẽ dựa trên cơ sở những gì mà các em hấp thu được trong môi trường gia đình từ khi còn nhỏ và khi tới giai đoạn này các em sẽ lấy đó là các giá trị tham chiếu để hình thành cho mình nhận thức và cư xử khác. Vì vậy cách cha mẹ giáo dục và nuôi dưỡng con rất quan trọng từ khi còn nhỏ, tới giai đoạn mới lớn lại càng khó hơn. Với các bậc phụ huynh thì làm thế nào có thể vẫn làm bạn với con để con hợp tác với mình hơn?
1. Lý do khiến các em muốn tách ra khỏi bố mẹ
Vì đây là độ tuổi mặc dù chưa đủ sự trưởng thành để tự đưa ra quyết định của mình, nhưng các em lại có mong muốn được khẳng định cá tính của mình và muốn xây dựng một thế giới riêng mà các em cho là đúng đắn và công bằng, dựa trên những điều các em thấy bất hợp lý, không hài lòng trong mối quan hệ gia đình và ở trường học. Có thể thấy ít nhiều ở các em có sự phàn nàn: “bố mẹ không đúng chút nào” hoặc “bố mẹ không hiểu” mặc dù những gì người lớn làm là đúng chuẩn mực. Bởi “chuẩn mực” ở đây với các em có thể mang một ý nghĩa khác hợp lý hơn và có khả năng cao vấp phải sự không đồng ý của người lớn, vì vậy các em thích được ra ngoài cùng bạn bè, chơi với những người cùng giá trị, quan điểm, cách nhìn, nhóm bạn ở độ tuổi này rất quan trọng với các em, nó giống như xã hội thu nhỏ, nơi các em tìm thấy được sự đồng điệu, sự đồng ý. Nếu như một ngày con cãi lại, chưa hẳn vì con láo hay hư, mà điều đó chứng tỏ rằng các em đã có những suy nghĩ riêng của mình trên cùng một vấn đề với cha mẹ.
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
Các em cũng muốn khẳng định bản sắc riêng của mình, vì vậy tâm trí các em bắt đầu xây dựng cho mình những hình ảnh, giá trị dựa trên gia đình, bạn bè hay ở bên ngoài mà các em thấy và thích trở thành. Để có thể xây dựng được điều đó cho riêng mình thì các em cần có khoảng cách nhất định với bố mẹ, thay vì phụ thuộc và gắn bó mật thiết như trước, thì các em cần tự tạo cho mình một không gian riêng để có thể được một mình, được có thời gian để phát triển sự độc lập nhất định – dù không nhiều.
Nhìn nhận ở góc độ tích cực, việc ra ngoài với bạn bè, tình cảm, ở một mình cũng là một nhu cầu cho sự phát triển để các em trưởng thành hơn. Thông qua bạn bè các em được học cách hòa nhập trong một nhóm trong xã hội, thông qua việc ở một mình, các em có cơ hội định hình nhân cách riêng cho mình. Nếu các em được định hướng tốt, thì các em sẽ tham gia nhóm bạn lành mạnh, các hoạt động tích cực, nếu không thì ngược lại và hình thành cho mình những giá trị lệch lạc về sau.
2. Tôn trọng suy nghĩ của con
Tôn trọng suy nghĩ của con là điều quan trọng hàng đầu, nhiều bậc cha mẹ có suy nghĩ con cái là của mình sinh ra, mình có quyền uốn nắn làm theo cái mình yêu cầu và mong mỏi, mà quên mất rằng con cũng là một chủ thể có suy nghĩ, bản sắc riêng và cũng có quyền có suy nghĩ khác biệt với suy nghĩ mà cha mẹ hướng tới cho con. Vậy nên tôn trọng suy nghĩ của con có nghĩa là lắng nghe những gì con nói về các vấn đề ở trường, bạn bè, hay thậm chí các mối quan hệ tình cảm mà con đang muốn có, thay vì ngăn chặn những suy nghĩ lệch lạc và cấm đoán, thì khuyến khích con đưa ra quan điểm, cách nhìn của mình về mọi thứ, qua đó chỉ ra cho con cái lệch lạc và cái chưa đúng để con hiểu.
3. Cho con cơ hội được ra ngoài và trải nghiệm
Các em có nhu cầu được trải nghiệm nhiều thứ mới để học hỏi, và giải tỏa năng lượng dồi dào ở độ tuổi mới lớn,đồng thời qua hoạt động mà khẳng định được bản sắc của mình. Hãy tạo cho con cơ hội để học ngoại khóa, thể chất, đi ra ngoài và đồng hành với con trong các hoạt động đó. Nếu như không định hướng được các hoạt động trải nghiệm đúng đắn, con sẽ tìm kiếm trong những hoạt động tiêu cực (vì các hoạt động tiêu cực dễ dàng đạt hơn và thể hiện mình hơn ví dụ như game, nghiện,…). Cho phép con được chơi với vài người bạn và thậm chí mời bạn bè của con về nhà, ủng hộ và tâm sự nếu con có tình cảm với bạn khác giới để con chia sẻ với cha mẹ nhiều hơn.
4. Đặt câu hỏi và lắng nghe con
Đặt câu hỏi cho con và lắng nghe là điều quan trọng khi con không chịu nghe lời, hãy hỏi con: điều gì con không hài lòng? Điều gì con muốn thay đổi? Con muốn thay đổi nó như thế nào? Với thái độ lắng nghe thay vì tức giận vì mình đã dành nhiều công sức để nuôi dạy nhưng lại cãi lại mình.
5. Cho con không gian riêng
Hãy cố gắng tạo điều kiện để con có không gian riêng nếu như trong nhà không có phòng riêng, thì cũng nên cho con ngủ riêng thay vì còn ngủ chung với cha mẹ. Không quá kiểm soát con, nếu con nói rằng có bí mật riêng thì hãy nói rằng cha mẹ sẽ rất vui nếu con tiết lộ và không ép con nói ra nếu con không muốn.
6. Tránh dùng roi vọt để đe dọa
Bởi vì trong giai đoạn này, cái Tôi của con bắt đầu hình thành, các em rất nhạy cảm và dễ xúc động, một cái tát cũng có thể khiến các em thấy tổn thương hoặc đòn roi quá nhiều cũng khiến các em lì lợm và quen đòn. Thậm chí khiến cho căng thẳng đẩy lên cao.
Bài viết liên quan: