Hòa giải mâu thuẫn
Những cơn giận dữ cũng là một kẻ thù phá hoại các mối quan hệ trong cuộc sống của bạn, đặc biệt là mối quan hệ tình yêu, hôn nhân. Rất nhiều người tự đặt câu hỏi làm thế nào để kiểm soát được cơn giận dữ để cuộc sống của mình được nhẹ nhõm hơn. Tư vấn An Nam xin chia sẻ bài viết 4 bước hòa giải mâu thuẫn trong hôn nhân.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Bốn không khi hai vợ chồng cãi nhau
- Làm sao để níu giữ hôn nhân
Chia sẻ của An Nam
Những cơn giận dữ cũng là một kẻ thù phá hoại các mối quan hệ trong cuộc sống của bạn, đặc biệt là mối quan hệ tình yêu, hôn nhân. Rất nhiều người tự đặt câu hỏi làm thế nào để kiểm soát được cơn giận dữ để cuộc sống của mình được nhẹ nhõm hơn. Hãy cùng trả lời các câu hỏi dưới đây để tìm ra cách hòa giải khi có mâu thuẫn.
1. Làm thế nào để ta luôn ý thức?
Nhiều khi ý thức làm bạn thấy mệt mỏi, bởi làm gì cũng phải suy tính, làm gì cũng luôn có một ý thức thường trực, đôi lúc ta chỉ muốn hành động một cách tự nhiên, không suy tính để đầu óc nhẹ, nhưng nào ngờ rằng hậu quả lại trở nên nặng nề khi những hành động tự phát đó làm tổn thương lòng tự trọng của những người xung quanh ta. Chính vì vậy việc luôn ý thức trước tất cả mọi vấn đề có thể cách tốt nhất để kiểm soát hậu họa sau đó, dù làm gì, dù ứng xử ra sao trước bất cứ một xung đột nào ta hãy luôn ý thức nếu ta nói vậy thì người kia cảm thấy thế nào? hoặc ý thức rằng mình đang rất bực tức nói ra bây giờ liệu giải quyết được việc không hay là làm mọi thứ rối tung lên.
2. Làm thế nào để kiểm soát?
Khi bạn phát hiện cơ thể mình đã biến đổi mặt đã cảm giác nóng lên, chân tay đã muốn hành động, tốc độ nói đã nhanh hơn, giọng điều cũng cảm giác thấy muốn hét ra, có thể đó là cảm giác bạn đã rất khó chịu trước những hành xử của đối phương. Lúc đó bạn thay vì tiếp tục sà vào cuộc tranh cãi với người kia từ việc ý thức ở bước trước đó bạn hãy kiểm soát mình bằng cách chặn cuộc trò chuyện bằng câu nói bây giờ bạn đang cảm thấy khó kiểm soát bạn muốn nói chuyện vào một lúc khác thích hợp hơn. Nếu việc kiểm soát bằng lời nói là điều khó với bạn bạn có thể giữ bình tĩnh bằng cách hít thở sâu, ngồi xuống có thể cảm giác trong người bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189
3. Làm thế nào để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực?
Chúng ta thường có xu hướng muốn nói ngay lập tức khi họ đã làm ta tổn thương, ta phải trả miếng ngay thì trong lòng mới thấy hả dạ, vì vậy đa phần chúng ta sẽ chọn cách nói ngay lập tức thay vì để tới khi bình tĩnh. Hoặc nhiều cặp vợ chồng sau khi qua cơn bực tức rồi lại chọn hướng bỏ qua không muốn nhắc lại một đằng cho rằng phiền hà, một đằng cho rằng chuyện cũ đã qua, buồn thì không nhắc lại. Đó lại chính là sai lầm chồng chất sai lầm, khi bạn đã vượt qua giai đoạn kiểm soát rồi hãy tìm một thời điểm để chia sẻ ra sẽ giúp các bạn tháo gỡ được những hiểu lầm trước đó.
Vốn dĩ những kiểm soát kia chỉ là một biện pháp tạm thời cắt cơn tranh luận và giận giữ để giải quyết được lại chính là những ứng xử trong những ngày sau đó, hãy tìm một thời điểm phù hợp khi hai người đã bình tĩnh thoải mái để nói ra những điều trong lòng bạn, đó không phải là khó tính, hay là bới móc chuyện cũ đó là nói ra để cả hai sửa chữa rút kinh nghiệm lần sau.
4. Làm thế nào để bộc lộ mà không mang tính trách móc
Ai cũng có cái tôi dù ít dù nhiều, vì vậy khi nói chuyện đừng bao giờ nói tại sao anh/em thế này, thế kia, cũng đừng bao giờ nói anh/em phải thế này hay thế kia bạn cảm thấy ra sao khi họ nói vậy thì người ta cũng cảm thấy vậy. Muốn nói một ai đó làm gì bạn hãy nói với họ chúng ta sẽ cùng làm, nếu muốn một ai đó lắng nghe bạn hãy lắng nghe họ trước. Đi từ thấu hiểu, đến lắng nghe, đến bày tỏ, có thể bạn sẽ truyền tải được suy nghĩ của bạn vào đầu họ.
Bài viết liên quan: