0904030189

Phải làm sao để nói chuyện không bị nhạt?

Phải làm sao để nói chuyện không bị nhạt?

Các kiến thức về khoa học, xã hội, lịch sử, kinh nghiệm sống sẽ rất cần thiết cho mỗi người để có thể nói chuyện với người khác một cách vui vẻ, sâu sắc và có ý nghĩa. Nhưng nó sẽ trở nên khô khan nếu như bạn không biết vận dụng những điều đó vào cuộc sống hàng ngày. Nên bạn phải thực sự linh hoạt trong cách nói cũng như nội dung cuộc nói chuyện để cuộc nói chuyện không bị nhạt.



Lời chia sẻ

Cuộc sống của chúng ta không thể nào tồn tại một cách đơn độc; chính vì vậy, có không ít người muốn có thật nhiều bạn, nhiều mối quan hệ để có thể chia sẻ buồn vui và cùng giúp đỡ nhau khi có những khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, có một số người có mối quan hệ cực kì rộng ở bên ngoài; nhưng bên cạnh đó có không ít người vẫn băn khoăn không hiểu vì sao mình lại ít bạn như vậy, sao lại không có ai thích chơi với mình. Việc mình có thể bắt chuyện, giao tiếp được với nhiều người hay không, cách thức nói chuyện đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vậy, làm thế nào để cuộc nói chuyện trở nên hấp dẫn, có thể cuốn hút, tạo thiện cảm, sự chú ý của người khác.

1. Biết rõ về những gì mình định nói

Bạn cũng biết rằng, chẳng ai có thể khiến cho người khác hiểu được về một vấn đề mà ngay chính cả bản thân người nói cũng không hiểu rõ về nó. Bởi nếu bạn không hiểu, không có kiến thức về nó thì bạn sẽ chẳng có gì để nói, để giao tiếp với mọi người; chứ đừng nghĩ đến chuyện phải nói như thế nào cho hay, cho thú vị và thu hút lòng người.

Kể cả bạn chỉ có hiểu biết vừa phải về vấn đề bạn nói cũng rất khó để có thể thuyết phục người nghe. Bởi vì chẳng ai có hứng thú bỏ thời gian để lắng nghe những điều mình đã biết, thậm chí biết rõ hơn cả người kể.

Chỉ khi bạn hiểu thấu đáo vấn đề thì mới có thể khiến cho người khác hiểu về vấn đề bạn muốn đề cập đến. Thế nên, hãy cố gắng tích lũy kiến thức cho bản thân và học hỏi kinh nghiệm từ người khác để cuộc nói chuyện với người khác trở nên ít nhàm chán, nhạt nhẽo hơn.

2. Cập nhật thông tin hằng ngày

Các kiến thức về khoa học, xã hội, lịch sử, kinh nghiệm sống sẽ rất cần thiết cho mỗi người để có thể nói chuyện với người khác một cách vui vẻ, sâu sắc và có ý nghĩa. Nhưng nó sẽ trở nên khô khan nếu như bạn không biết vận dụng những điều đó vào cuộc sống hàng ngày. Bởi vì, dù có thế nào đi nữa con người cũng chỉ mong muốn làm thế nào để cuộc sống của họ ngày càng trở nên tốt đẹp hơn, và họ rất quan tâm đến các vấn đề xảy ra xoay quanh cuộc sống của họ.

phai-lam-sao-de-noi-chuyen-khong-bi-nhat

 

Tổng đài tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172

Chẳng hạn, khi một nhóm người tranh luận với nhau về một vụ mẹ giết con rồi tự tử vừa mới xảy ra, nhưng bạn không cập nhật thông tin về vấn đề đó, thậm chí không biết rằng có vụ việc đó vừa mới xảy ra thì bạn sẽ dễ bị lạc lõng giữa nhóm người mà bạn đang thuộc về…

Hơn thế nữa, việc cập nhật thông tin cũng sẽ giúp bạn linh hoạt hơn trong ngôn ngữ, nhất là đối với tuổi teen, có nhiều ngôn ngữ kí hiệu, khác biệt.

3. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể (phi ngôn ngữ)

Trong một cuộc giao tiếp, nếu bạn biết kết hợp giữa giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ thì cuộc trò chuyện sẽ hiệu quả hơn. Phương tiện ngôn ngữ đó là những từ ngữ bạn nói ra, còn phi ngôn ngữ là những biểu hiện của cơ thể kèm theo lời nói chẳng hạn như: ánh mắt, đôi tay, chân, nụ cười, hướng đứng/ngồi của cơ thể…

Khi một ai đó nói câu chuyện cảm động mà mặt cứ lạnh tanh thì liệu có thể truyền cảm xúc của câu chuyện đến với người nghe? Hay một người khi nói chuyện, nói đúng với một tông giọng, chỉ đề cập đến một vấn đề, tay giữ nguyên một tư thế liệu có khiến người nghe cảm thấy nhàm chán?!

Có ai đó đã từng nói: “Đừng nghe những gì anh ta nói mà hãy nghe những gì bàn tay anh ta nói” – để chúng ta thấy được rằng đôi khi chúng ta không cần nói gì cả, chỉ cần một nụ cười là có thể thấy ấm lòng, một cái vỗ vai thể thấy được sự an tâm; những điều đó có ý nghĩa hơn rất nhiều hơn so với lời nói; và cũng khiến cuộc giao tiếp trở nên đa dạng hơn, thân thiết hơn, thú vị hơn.

4. Sự chân thật

Khi bạn có hiểu biết, có kỹ năng nói chuyện một cách hấp dẫn, nhưng những điều bạn nói ra không chân thật, không phải là những lời nói xuất phát từ trái tim; bạn có một chút gì đó gượng gạo, phòng vệ thì người nghe cũng sẽ có tâm thế phòng vệ với những điều bạn nói ra. Ngược lại, những điều bạn nói ra xuất phát từ tình cảm, cảm xúc thật của mình; thì người nghe cũng sẽ dễ cảm nhận được cảm xúc của bạn, như vậy họ sẽ chăm chú lắng nghe, và tiếp nhận những điều bạn nói.

Nói chuyện hay hay không hay là do quá trình rèn luyện học hỏi của mỗi người, không ai sinh ra đã giỏi giao tiếp, đã có thể thu phục lòng người. Nếu bạn là người thực sự muốn giao tiếp giỏi, muốn có nhiều mối quan hệ, hãy cố gắng trau dồi thêm kiến thức, cũng như kỹ năng của mình.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 17-11-2022 bởi tuvanannam

Bài liên quan


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận