Cách xử lý khi trẻ giận dỗi, ăn vạ
Là bố mẹ phải thực sự khéo léo trong cách xử lý khi trẻ giận dỗi, hãy cố gắng lắng nghe cảm xúc của con, xem điều con mong muốn có phù hợp không, bình tĩnh giảng giải cho con hiểu vì sao bố mẹ không đáp ứng điều đó, con cần làm gì để đạt được…
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Những điều nên và không nên khi ứng xử với con
- Mách cha mẹ cách ứng xử với con tuổi lên 3
Lời chia sẻ
Ở mỗi độ tuổi khác nhau, chúng ta sẽ phải trải qua khoảng thời gian khủng hoảng nhất định trong độ tuổi của mình. Với trẻ ở độ tuổi từ 3 – 6 tuổi, bố mẹ thường băn khoăn vì tính cách khó tính, khó chịu, khó chiều của con; và cảm thấy bối rối không biết nên ứng xử với con như thế nào cho phù hợp và tốt nhất đối với sự phát triển của con. Dưới đây là chia sẻ về một số cách ứng xử đối với con khi con tỏ ra giận dỗi vô cớ.
1. Không nên ép trẻ
Người lớn thường bắt trẻ làm quá nhiều điều theo ý muốn của người lớn, ép một cách máy móc mà không giải thích cho con hiểu vì sao con phải làm như vậy, vì sao con nên thực hiện những điều đó. Điều đó khiến trẻ cảm thấy khó chịu vì con sẽ cho rằng suy nghĩ của mình là đúng, những nhu cầu đòi hỏi của mình là phù hợp, vậy mà sao bố mẹ không đồng ý “Bố mẹ thật vô lý”, “Chẳng lẽ cứ là người lớn thì sẽ có quyền được như vậy?”… Trẻ không biết làm gì hơn ngoài việc tỏ vẻ chống đối, hoặc hờn dỗi, cáu kỉnh để được bố mẹ thấu hiểu, và tôn trọng suy nghĩ của mình.
Là bố mẹ, hãy cố gắng lắng nghe cảm xúc của con, xem điều con mong muốn có phù hợp không, bình tĩnh giảng giải cho con hiểu vì sao bố mẹ không đáp ứng điều đó, con cần làm gì để đạt được…
2. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao con giận dỗi
Khi con giận dỗi, và bố mẹ cũng giận dỗi theo, hoặc tỏ thái độ bực tức đối với trẻ, đánh đập trẻ… sẽ không thể nào giúp trẻ vượt qua cơn giận dữ đó. Bố mẹ phải thật sự bình tĩnh tìm hiểu nguồn cơn khiến cho con giận dỗi. Bên cạnh đó, nói cho con hiểu rằng nếu con không chia sẻ điều khiến con đang khó chịu, bố mẹ sẽ không biết được bố mẹ đã sai những gì, hay con đang cần điều gì, điều đó bố mẹ có đáp ứng được hay không, và con có đủ ngoan để đáng nhận được điều đó không…
Sau đó, nếu con vẫn chưa sẵn sàng để nói thì hãy cho con thời gian để con tự suy nghĩ lại, và cho con biết mình sẽ chờ con đến khi con nói ra nguyên nhân vì sao con giận dỗi, cho đến lúc đó thì bố mẹ sẽ không thể làm gì cho con cả.
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
3. Không nên nuông chiều trẻ
Cách ứng xử của bố mẹ ở giai đoạn đầu đời là nền tảng hình thành nên tính cách của trẻ sau này khi lớn lên. Việc con muốn gì bố mẹ cũng đều đáp ứng sẽ khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, cáu gắt, giận dỗi khi có ai đó không đáp ứng nhu cầu của trẻ.
Bố mẹ phải thực sự khéo léo trong cách ứng xử, giáo dục con, mình yêu thương con, cho con những điều tốt đẹp nhất; nhưng đừng để con hiểu rằng, chỉ cần mình giận dỗi là người khác sẽ nhún nhường, đáp ứng yêu cầu của mình. Mà chỉ khi yêu cầu của con thực sự xứng đáng và phù hợp thì con mới có thể có được nó. Đừng để giận dỗi trở thành thói quen ở trẻ.
4. Khéo léo hướng con sang hoạt động khác
Trẻ con dễ giận dỗi nhưng cũng rất mau quên; chính vì vậy, khi con đang giận dỗi vì không đạt được một điều gì đó thì phụ huynh nên hướng con sang các hoạt động khác.
Chẳng hạn như, khi con giận dỗi, mẹ khéo léo nói với con rằng: “bây giờ mẹ phải ra siêu thị mua một ít đồ, nếu con muốn đi cùng với mẹ thì con phải ngừng khóc, ngừng cau có, nhăn nhó, khó chịu”. Hoặc “bây giờ mẹ phải sang nhà bạn này, nếu con cứ như vậy thì con ở nhà một mình nhé”.
5. Khuyên bảo trẻ khi trẻ bình tĩnh lại
Nếu khi con đang giận dỗi mà mình tác động vào sẽ càng khiến cho con giận dỗi hơn, và cũng không trông mong gì con trẻ sẽ giữ đúng những lời mà con đã hứa. Nhưng lúc trẻ bình tĩnh, lúc trẻ quấn quýt bên bố mẹ thì mình nên nói chuyện để con hiểu; có thể một lần, hai lần trẻ vẫn thế; nhưng lâu dần sẽ hình thành thói quen ở con.
“Nếu chúng ta biết cách chế ngự những cơn giận hờn của trẻ bằng thái độ cương quyết, chứ không phải sự lấn át thì những cơn giận hờn đó cho phép trẻ dần hình thành thói quen của mình, không giận dỗi vô cớ, không đòi hỏi những điều không phù hợp, không xứng đáng nữa”
khi trẻ hay mè nheo
Bài viết liên quan: