Những cách trò chuyện với người lạ để tạo nên ấn tượng tốt
Mỗi người chúng ta đều có nhu cầu được giao tiếp, chia sẻ cùng người khác; nhưng không phải ai có mong muốn cũng đều có thể giao tiếp được với người khác. Có những người rất dễ dàng bắt chuyện, giao lưu với người khác; nhưng có những người lại vụng về, mặc dù rất muốn trò chuyện với mọi người xung quanh, rất muốn có thêm nhiều mối quan hệ; nhưng lại không biết cách bắt chuyện với một người như thế nào cho phù hợp. Dưới đây là một số chia sẻ về cách trò chuyện với người lạ để có thể tạo nên ấn tượng tốt.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Phải làm sao để nói chuyện không bị nhạt?
- Những lưu ý khi bắt chuyện với crush của bạn từ những tin nhắn đầu tiên
Mỗi người chúng ta đều có nhu cầu được giao tiếp, chia sẻ cùng người khác; nhưng không phải ai có mong muốn cũng đều có thể giao tiếp được với người khác. Có những người rất dễ dàng bắt chuyện, giao lưu với người khác; nhưng có những người lại vụng về, mặc dù rất muốn trò chuyện với mọi người xung quanh, rất muốn có thêm nhiều mối quan hệ; nhưng lại không biết cách bắt chuyện với một người như thế nào cho phù hợp. Dưới đây là một số chia sẻ về cách trò chuyện với người lạ để có thể tạo nên ấn tượng tốt.
1. Tìm đề tài để bắt chuyện
Muốn nói chuyện với nhau thì chúng ta phải có đề tài nào đó để cùng nhau trò chuyện, chia sẻ đúng không nào? Nhiều người vẫn thường chia sẻ rằng, họ ít khi nói chuyện với người khác vì họ chẳng biết nói chuyện gì cả và họ thấy họ nói chuyện không hay, không thú vị, không hấp dẫn được người khác.
Thực ra, bạn không cần phải quá câu nệ trong cách tìm đề tài nói chuyện với người khác đâu, hãy chọn một vấn đề nào đó mà bạn quan tâm và bạn nghĩ rằng bạn ấy cũng quan tâm; Hoặc bạn cũng có thể tìm hiểu xem đối phương quan tâm đến vấn đề gì, xem họ có điểm nào chung với mình không; sau đó thì mình bắt đầu với những câu chuyện đầu tiên. Đề tài đó có thể là: sở thích chung, một vấn đề thời sự nổi bật, một câu hỏi về tính cách, sở thích của đối phương…
2. Bình luận về chủ đề cả hai cùng quan tâm
Ở trên tôi có đề cập đến việc nên bắt đầu câu chuyện với người khác bằng chủ đề mà cả hai cùng quan tâm, vì khi đó, cả hai người mới có cơ hội để trao đổi qua lại, tương tác cùng nhau. Bạn thử nghĩ xem, khi nói chuyện với một ai đó, mà người ta chỉ nói về câu chuyện của họ, trong khi mình chẳng biết câu chuyện đó là như thế nào; hay họ nói về sở thích của họ, nhưng mình lại chẳng có chung sở thích đó… Trong trường hợp như thế chắc bạn cũng cảm thấy không thoải mái khi trò chuyện với người kia. Vậy nên, bạn hãy tránh lặp lại những điều tương tự vậy nhé!
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189
3. Tôn trọng những quan điểm khác biệt
Bạn và đối tượng giao tiếp với bạn là hai cá thể tách rời nhau, sinh ra và lớn lên ở hai môi trường hoàn toàn khác nhau. Chính vì vậy, bạn đừng chờ đợi hai người có thể lắng nghe, thấu hiểu và giống nhau một cách hoàn toàn. Kể cả bạn với anh em bạn, bạn với bố mẹ bạn, bạn với bạn thân của bạn còn có những điểm khác biệt, nên hãy biết chấp nhận sự khác biệt của đối phương, chấp nhận điểm không giống giữa bạn và người đó. Sự khác biệt ở đây chỉ đơn giản là sự không giống nhau; chứ không có ý nghĩa ai sai ai đúng hay ai tốt ai xấu ở đây cả.
4. Khen ngợi khi nào thấy điều gì đáng được khen
Con người chúng ta ai ai cũng mong muốn được người khác công nhận, được người khác khen ngợi. Tuy nhiên, khen cũng là cả một nghệ thuật mà mọi người thường gọi là “nghệ thuật cho lời khen”. Con người rất tinh tế ở chỗ họ có thể nhận ra được lời khen nào là thật sự và lời khen nào là nịnh bợ, là khen cho có. Và tất nhiên, tất cả mọi người đều thích nhận được những lời khen thật lòng từ người khác với những gì mà họ có và được người khác trân trọng hơn là lời khen xã giao, nịnh bợ. Thế nên, nếu ai đó có điều gì tốt, điều gì đáng được khen thì bạn đừng ngại ngần trong việc trao cho họ những lời khen chân thành nhé.
5. Sử dụng ngôn ngữ hình thể
Có rất nhiều cách khác nhau để bạn có thể thể hiện được những điều bạn muốn nói, bạn có thể thể hiện nó qua ngôn ngữ cơ thể thay cho lời nói của mình. Đôi khi, những ngôn ngữ hình thể còn mang lại lợi thế hơn cả ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết. Bằng ánh mắt, bằng hướng cơ thể, bằng các động tác tay chân bạn có thể mang lại cho người khác cảm giác thân thiện, ấm áp, gần gũi… Mỗi chúng ta, ai cũng đều có thiện cảm và muốn tiếp xúc, nói chuyện với những người như vậy.
6. Tận dụng khiếu hài hước
Sự hài hước luôn mang lại cho chúng ta niềm vui và tiếng cười trong cuộc sống; để chúng ta vượt qua mọi tình huống khó khăn trong cuộc sống một cách nhẹ nhàng, thoải mái, hiệu quả hơn. “Một nụ cười hơn 10 thang thuốc bổ”, khiếu hài hước của bạn có thể giúp mọi người vui vẻ hơn, có tinh thần lạc quan hơn.
7. Nhớ và sử dụng tên của mọi người
Đó là một cách để tạo ra sự gần gũi, thân thiện giữa bạn và người mà bạn tiếp xúc.
Chúc bạn sẽ thành công trong việc vận dụng những kỹ năng này vào trong quá trình giao tiếp giữa bạn và nhiều người khác.
Bài viết liên quan: