0904030189

Ứng xử với em trai tuổi dậy thì bướng bỉnh

Ứng xử với em trai tuổi dậy thì bướng bỉnh

Ứng xử với em trai tuổi dậy thì bướng bỉnh? Em có em trai 12 tuổi. Nói chuyện trống không, đôi khi là hỗn lại với mẹ và chị. Rất lười biếng, nếu không học, không đi chơi thì ở nhà nằm trong phòng chơi điện thoại, không phụ giúp việc nhà. Ăn cơm cũng không tự lấy ăn. Rất biếng học, bày bừa, …Vì ba em đi làm xa nên không giám sát em trai e được nhiều.



Lời tâm sự

Em có em trai 12 tuổi. Nói chuyện trống không, đôi khi là hỗn lại với mẹ và chị. Rất lười biếng, nếu không học, không đi chơi thì ở nhà nằm trong phòng chơi điện thoại, không phụ giúp việc nhà. Ăn cơm cũng không tự lấy ăn. Rất biếng học, bày bừa, …Vì ba em đi làm xa nên không giám sát em trai em được nhiều. Ở nhà với mẹ và chị gái nhưng không biết nghe lời, ngược lại rất hỗn, ngang ngược, bướng  bình. Mong được trung tâm tư vấn cách giải quyết vấn đề này dùm em.

Chuyên gia tham vấn tâm lý:

Em thân mến! cảm ơn em đã tin tưởng và gửi lời tâm sự về chuyên mục Tư vấn tâm lý tình yêu, hôn nhân gia đình của Tư vấn An Nam, băn khoăn của em chuyên gia của chúng tôi chia sẻ như sau:

Qua tâm sự em, tôi cảm nhận được dường như em đang cảm thấy rất lo lắng cho em trai mình khi cậu ấy bướng bỉnh và lười biếng, em muốn tìm một biện pháp để giúp em trai của em. Chỉ có một người chị thật sự thương em mới có những lo lắng cho em mình như vậy.

Em chia sẻ em trai rất bướng bỉnh, nói trống không đôi khi còn hỗn lại với mẹ và chị, vậy em trai của em hay hỗn với em và mẹ em trong những tình huống như thế nào? mỗi hành vi của một cá nhân đều có tác động từ hai phía. Khi em trai em không chịu lấy đồ ăn và bày bừa bộn thì ai sẽ là người giúp đỡ em trai em làm những điều đó? trong trường hợp thường xuyên có người giúp đỡ thì dần dần cậu ấy sẽ trở nên ỷ lại vào người khác.

Em trai em đang ở trong độ tuổi đầu giai đoạn dậy thì đây là khoảng thời gian tâm lý có nhiều sự bất ổn định nhất. Trẻ có biểu hiện tâm trạng vui buồn thất thường, hay nóng nảy, cáu giận và cũng rất dễ tự ái, bướng bỉnh. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của cơ thể, trẻ cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chậm chạp và lười biếng hơn trong các hoạt động hàng ngày. Giai đoạn tuổi dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con lên người lớn nên trẻ thích khẳng định bản thân, muốn được những người thân xem mình là người lớn thực thụ. Vì thế nếu không hiểu hết được những khó khăn của lứa tuổi dậy thì giữa bố mẹ và trẻ dễ xảy ra xung đột. Trẻ sẽ phản ứng bằng lời nói gay gắt, thái độ thách thức để thể hiện cái tôi của mình. Bởi vì ở tuổi này được gọi là tuổi nổi loạn và thích làm ngược lại những gì cha mẹ ép buộc.

Bướng bỉnh

HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

Trước hết, để có thể hiểu hơn về những sự biến đổi trong tâm sinh lý của trẻ dậy thì thì em nên tìm và đọc những cuốn sách hay tài liệu trên mạng internet nói về sự phát triển của giai đoạn này. Việc đó không những sẽ trang bị cho bạn kiến thức cơ bản của lứa tuổi này mà nó còn giúp em có cách tiếp cận và ứng xử phù hợp với em trai của mình khi em mình bướng bỉnh. Sau đó nên tìm cách tiếp cận và tạo dựng mối quan hệ gần gũi với em trai của em. Để tạo mối quan hệ gần gũi với em trai của mình thì những người trong gia đình cần có sự nhất quán và khéo léo  trong việc cư xử, trò chuyện với em ấy. Đối với những thói quen không tốt của em ấy bản thân em hay mẹ cũng hạn chế làm giúp hay bày sẵn cho em ấy mà tập cho em một thói quen tự lập trước hết là tự lo cho bản thân mình, nếu em quen được mọi người làm cho, mọi người giúp đỡ dần dần sẽ thu chột đi khả năng tự phấn đấu, hình thành nên tính cách vị kỷ cho mình là trung tâm khi đó sẽ càng khó khăn để chia sẻ cùng mọi người và lắng nghe người khác cũng khó khăn.

Các thành viên trong gia đình nên tránh thái độ nóng nảy, tránh những lời lẽ mắng chửi răn đe đối với cậu ấy. Vì điều đó sẽ chỉ mang lại cho em sự bực dọc, khó chịu dẫn đến chống đối. em có thể lựa một thời điểm khi hai chị em có thể nói chuyện được với nhau, khi tạo được thân tình, gần gũi với cậu ấy thì em hãy bình tĩnh nhẹ nhàng, ân cần nói chuyện với em mình, có thể là hai chị em cùng đọc và trao đổi thông tin về một quyển sách nói về lứa tuổi dậy thì nào đó.  Trên nguyên tắc tôn trọng, thấu cảm vì dù sao ở tuổi này thì trẻ cũng sẽ có những khủng hoảng nhất định trong tâm lý nên có thể là bề ngoài thì trẻ tỏ ra ương bướng nhưng trong lòng thì rất cần sự sẻ chia của người lớn. Nên em cần nói để em ấy biết rằng em rất hiểu và thấu cảm với những khó khăn mà cậu ấy đang trải qua, gợi mở để cậu ấy chia sẻ những bực bội, khó chịu trong lòng. Nếu có  được sự thấu cảm từ một ai đó thì  trẻ sẽ tin tưởng và dễ dàng tâm sự những vấn đề của bản thân với người đó. Đừng vội ngăn cấm, đừng vội chỉ trích hãy hỏi điều gì khiến em ấy quyết định hành động như vậy? đừng vội áp đặt ý kiến của mình vào quyết định của em có thể bắt đầu bằng câu nói “điều gì khiến em… chị nghĩ nếu thực hiện như vậy sẽ.. em cảm thấy thế nào?” đó là kiểu câu có thể chia sẻ cùng em với giong điệu nhẹ nhàng mang tính chất bộc bạch chia sẻ chứ không phải là quát mắng hay khó chịu. Chúc em và gia đình có nhiều niềm vui.

Thân ái chào em!

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 17-11-2022 bởi tuvanannam

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com