Hậu quả của việc bạn cứ cố chấp tranh cãi với một người
Với mỗi vấn đề xảy ra, bạn có quyền lên tiếng hoặc im lặng, có quyền tranh cãi hoặc bình thản; nhưng hãy chắc chắn rằng hành động của bạn sẽ mang đến cho bạn những điều tích cực. Tương tự trong khi tranh cãi cũng vậy, nếu việc tranh cãi giúp bạn giải tỏa cảm xúc, tâm trạng tốt lên và giải quyết vấn đề thì bạn hãy cứ tranh cãi; còn nếu việc bạn cứ cố chấp tranh cãi với một người nào đó mang lại cho bạn những điều tiêu cực không thôi thì có lẽ bạn nên cân nhắc lại.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Là một cô gái thú vị trong mắt người khác giới
- Suốt một năm tranh cãi vì bất đồng quan điểm
Trong cuộc sống, chúng ta không thể nào tránh khỏi việc có xảy ra mâu thuẫn, bất hòa với một ai đó. Đôi khi, một chút tranh luận sẽ là tốt để chúng ta có cơ hội tìm hiểu sâu một vấn đề nào đó, hay rèn luyện kỹ năng bảo vệ quan điểm của mình. Nhưng nếu bạn để sự tranh luận đi đến mức quá xa, quá sâu đến mức tranh cãi thì nó là điều không nên. Ở bài viết này, tôi muốn chia sẻ với các bạn một câu chuyện cho chúng ta bài học về ý nghĩa của sự im lặng trong cuộc sống mà tôi đã đọc được trong thời gian gần đây:
Tổng đài tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
“Chúng ta chỉ mất 2 năm để học NÓI nhưng mất cả đời để học cách IM LẶNG!
Có hai người ngồi cãi nhau:
– 1 người nói: 4×4=16
– 1 người nói: 4×4=17
2 người cãi nhau không ai chịu ai, bèn lên quan xử, sau khi nghe câu chuyện, quan phán:
– Thằng 4×4=17 được về, thằng 4×4=16 lôi ra đánh 50 gậy
Sau khi bị đánh đủ 50 gậy tên này vẫn ấm ức vào trình quan:
“Thưa quan, sao con trả lời đúng mà lại bị đánh?”
“Mày biết đó là đúng mà còn đi cãi với thằng ngu làm gì, đó là chân lý rồi, cái tội của mày là đi tốn thời gian vào đứa khác và mất thời gian của tao, nên bị đánh là phải. Còn cái thằng ngu kia cho về xã hội, xã hội sẽ dạy cho nó, mày có nói cỡ nào nó cũng không nghe đâu.”
Câu chuyện đó cho chúng ta thấy rằng: Trong mọi mối quan hệ, chiến thắng một cuộc tranh cãi cũng là chúng ta đã thua, thua vì có thể dẫn đến sự bất hòa giữa hai người. Đúng sai ra sao, rồi cuộc đời sẽ dạy cho họ, không sớm thì muộn họ sẽ nhận ra được bài học của mình.
Một khi sự tranh luận đã dẫn đến tranh cãi thì bạn yên tâm là sẽ chẳng có một kết quả tốt đẹp nào ngoài sự bất hòa, hậm hực và sự tức giận của mỗi người. Bởi vì, trong cuộc tranh cãi, thường ai cũng sẽ cố gắng để bảo vệ quan điểm của mình, dù quan điểm đó là sai hay đúng bởi vì cái tôi của chúng ta đều rất lớn.
Có một câu nói khác cũng rất hay mà tôi đã vô tình đọc được ở đâu đó “Nếu bạn sai, bạn không có quyền để tranh cãi; nếu bạn đúng, bạn không cần phải cãi, vì điều đó đã là đúng thì một ngày nào đó người khác sẽ nhận ra”.
Việc cố gắng tranh cãi với một ai đó về một vấn đề gì đó sẽ chỉ khiến bạn mất thời gian vào những việc không đáng, bạn sẽ bực bội, mệt mỏi, tức giận một cách vô nghĩa mà không mang lại kết quả nào cả. Thế nên, dù bạn biết bạn đúng mà bạn vẫn cố gắng tranh cãi với người kia để họ công nhận bạn đúng thì lỗi sai vẫn nằm ở bạn.
Với mỗi vấn đề xảy ra, bạn có quyền lên tiếng hoặc im lặng, có quyền tranh cãi hoặc bình thản; nhưng hãy chắc chắn rằng hành động của bạn sẽ mang đến cho bạn những điều tích cực. Tương tự trong khi tranh cãi cũng vậy, nếu việc tranh cãi giúp bạn giải tỏa cảm xúc, tâm trạng tốt lên và giải quyết vấn đề thì bạn hãy cứ tranh cãi; còn nếu việc bạn cứ cố chấp tranh cãi với một người nào đó mang lại cho bạn những điều tiêu cực không thôi thì có lẽ bạn nên cân nhắc lại.
Bài viết liên quan: