0904030189

Ứng xử của phụ huynh khi trẻ có các biểu hiện của tặng động, giảm chú ý.

Ứng xử của phụ huynh khi trẻ có các biểu hiện của tặng động, giảm chú ý.

Trẻ em thường gặp phải rất nhiều những rối loạn trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Việc chú ý đến những rối loạn và cùng con trẻ khắc phục là điều vô cùng quan trọng đối với tương lai phát triển của trẻ. Trên hết việc sớm phát hiện các triệu chứng giúp phụ huynh nhanh chóng có được cách hành xử cũng như có sự can thiệp phù hợp giúp trẻ vượt qua các rối lọan đó. Mà cụ thể ở đây chúng tôi muốn đề cập đến đó là rối loạn tăng động giảm chú ý.



Tăng động giảm chú ý (Attention Deficit/Hyperactivity Disorder- ADHD) là rối loạn thường gặp ở trẻ đặc điểm chung của ADHD là những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý. Căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ với mọi người. Có khoảng 5% trẻ mắc rối loạn này với một số triệu chứng bắt đầu trước tuổi lên 7, lứa tuổi hay mắc là từ 8 đến 11, bé trai có khả năng mắc cao gấp 3 lần bé gái, khi trưởng thành bệnh có xu hướng giảm

Đặc điểm chung của bệnh là:trẻ thường gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh sự tập trung, khó kiểm soát những hành động thái quá, thường xuyên phấn khích, kích động,… Các rối loạn có thể gây hậu quả, ảnh hưởng nhất định đến học tập, làm việc và quan hệ xã hội của trẻ. Khiến cho trẻ trở nên khép mình khó làm quen, thân, khó hình thành các mối quan hệ xã hội với người xung quanh.

Khi nhận thấy trẻ có nhiều biểu hiện tương ứng với các triệu chứng sau:

  • Khả năng chú ý, tập trung của trẻ bị giảm sút, hay bị giáo viên nhận xét là cẩu thả  
  • Không định hình được kế hoạch cũng như cách tổ chức công việc 
  • Né tránh khi phải thực hiện các công việc yêu cầu tập trung, kiên trì trong thời gian dài.
  • Trẻ hay làm mất những vật dụng quan thuộc ( ví dụ như bút, đồ chơi , ….).
  • Quên các hoạt động thường nhật ( Đánh răng, tắm rửa ,…) .
  • Biểu hiện phớt lờ kể cả khi giao tiếp tực tiếp 
  • Không thể hoàn thiện công việc khi có nhiều chỉ dẫn.

Các bậc phụ huynh cần phải liên hệ với các trung tâm thăm khám, chẩn đoán để các bác sĩ tâm lý có thể chẩn đoán rõ tình hình của trẻ. Bên cạnh đó phụ huynh cần có những biện pháp ứng xử phù hợp khi nhận thấy những dẫu hiệu này của trẻ.

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

  1. Tạo ra các quy tắc, kỉ luật cụ thể cho trẻ 

Việc đưa ra những quy tắc ngắn gọn, dễ hiểu giúp trẻ dễ dàng tiếp thu ý kiến của bố mẹ, đi kèm theo đó các bậc phụ huynh cần có những ứng xử nhẹ nhàng tuyệt đối không la mắng, giảng dải quá dài dòng các quy tắc mà mình muốn trẻ tiếp nhận. Ví dụ : trẻ không được ăn kẹo sau khi đánh răng lúc 9 giờ tối ,…

      2. Các bậc phụ huynh cần có sự kiên trì nhất định, đôi khi  phải  ra lệnh cho trẻ.

Việc con cái gặp rối loạn về tâm lý luôn đặt ra cho phụ huynh thách thức về tính kiên trì, dạy bảo con cái thông thường đã không phải là chuyện dễ dàng chứ chưa nói đến khi trẻ có rối loạn. Người lớn cần có thái độ dứt khoát đôi khi phải ra lệnh cho trẻ để đảm bảo trẻ vẫn phải tuân thủ ở một mức nào đó chứ không thể hoàn toàn hoạt động tự do theo ý thích mà không có thái độ ngăn cản.

      3. Hãy lên kế hoạch cho các công việc của trẻ và cùng trẻ thực hiện chúng.

Việc đưa trẻ có các biểu hiện tăng động, giảm chú ý vào một khuôn khổ làm việc là rất khó nhưng các bậc phụ huynh vẫn nên giúp đỡ động viên con trẻ làm việc, sinh hoạt có giờ giấc để trẻ có dần cải thiện rối loạn. Trong đó phụ huynh phải luôn sát cánh cùng con mình vừa làm mẫu vừa dìu dắt con mình. Các công vieecja thường nhật như thức dậy, vệ sinh cá nhân, giờ giấc học tập phụ huynh hãy luôn bên cạnh nhắc nhở , đốc thúc, động viên con trẻ tự thực hiện.

      4. Rèn cho trẻ tập trung, chú ý khi giao tiếp trực tiếp .

Yếu ở đâu thì cần rèn ở đó, khi gặp phải những rối loạn này trẻ rất khó tập trung chú ý do đó các bậc phụ huynh cần củng cố hỗ trợ cho con mình. Hãy tìm cách thu hút sự chú ý của trẻ và lời bạn nói, đôi khi phải sử dụng sự ép buộc nhưng đừng quá lạm dụng vì nếu lạm dụng quá nhiều trẻ sẽ nhờn và nhanh chóng chẳng còn quan tâm lời bố mẹ nói.

      5. Động viên đúng lúc.

Chúng ta không thể phủ nhận sức mạnh của những lời khen đối với trẻ. Phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến những hành động của trẻ nhỏ khuyến khích động viên trẻ khi cần thiết luôn là một động lực giúp con tự cải thiện bản thân. Chẳng hạn như lúc bé tự hoàn thiện tất cả các bài tập được giao, hay tự thực hiện kế hoạch các hoạt động buổi tối.

      6. Hướng dẫn trẻ tham gia các môn thể thao.

Tăng động giảm chú ý không có nghĩa là các bậc phụ huynh phải giảm việc vận động của trẻ lại. Tham gia các hoạt động thể dục thể thao là điều vô cùng cần thiết đối với trẻ em. Và đặc biệt khi tham gia vào những môn thể thao đòi hỏi trẻ phải thực sự tập trung trong quá trình chơi môn thể thao đó. Điều này rất có ích cho việc cải thiện tình trạng kém tập trung ở trẻ.

Giáo dục con trẻ có các biểu hiện tăng động giảm chú ý đòi hỏi các bậc phụ huynh cần có những hiểu biết nhất định. Nhóm tác giả mong rằng bài viết sẽ cung cấp phần nào những kiến thức cơ bản giúp các bố mẹ có hiểu biết và những ứng xử ban đầu giúp con cải thiện tình trạng rối loạn kể trên.

Cập nhật : 17-11-2022 bởi Pham Khanh

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com