Những điều cần lưu ý khi dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ
Sinh con ra trong cuộc đời, cha mẹ nào cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với con cái của mình. Sẽ thật khổ tâm, đau đớn và muộn phiền nếu con mình sinh ra không may bị chậm phát triển trí tuệ. Trong thời gian đó, cha mẹ hãy vững vàng ý chí, trang bị cho bản thân thêm kiến thức cũng như cách giáo dục dành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ để cùng con yêu vượt qua vấn đề này nhé.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Giúp con phát triển toàn diện trong độ tuổi từ 1 đến 3
- Quan tâm, chăm sóc như thế nào mới đúng đắn?
Chậm phát triển trí tuệ là gì?
Chậm phát triển trí tuệ hay còn gọi là khuyết tật trí tuệ là một sự khiếm khuyết của sự phát triển trí não trẻ. Điều này khiến trẻ có hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình và thiếu kỹ năng cần thiết cho các sinh hoạt hằng ngày. Trẻ chậm phát triển có thể biểu hiện qua các hình thức như chậm phát triển về hành vi, chậm phát triển nhận thức, chậm phát triển ngôn ngữ.
Nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm phát triển trí tuệ
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ. Trong đó có thể kể đến:
- Trẻ chậm phát triển trí tuệ là do yếu tố bệnh lý như trẻ bị bệnh viêm não, viêm màng não, áp xe não, bị tai nạn dẫn tới chấn thương sọ não, bị u não, não úng thủy, động kinh.
- Trẻ chậm phát triển do di truyền. Khoảng 30% trẻ chậm phát triển trí tuệ là do di truyền. Những dị thể bất thường của cha mẹ sẽ truyền cho con cái và gây ra dị tật. Các yếu tố di truyền là cơ sơ sở vật chất cho sự hình thành và phát triển của trẻ. Các yếu tố bẩm sinh di truyền như đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh, cấu tạo của não…Những yếu tố này do bố mẹ truyền lại hoặc tự nảy sinh do biến dị.
- Ảnh hưởng từ mẹ khi mang thai. Ảnh hưởng này có thể xuất phát từ bệnh lý của mẹ. Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ mắc một bệnh truyền nhiễm như viêm màng não, bệnh sởi, những bệnh truyền nhiễm này có thể gây ra hiện tượng tràn dịch màng não và gián tiếp gây sự chậm phát triển ở trẻ. Hoặc mẹ trong quá trình mang thai tiếp xúc với nhiều hóa chất, bị tăng cân ít, bị tuyến giáp, nhiễm độc chì nặng. Ngoài ra, trong một số trường hợp có thể xảy ra ở việc mẹ sinh non dưới 37 tuần và cân nặng của thai nhi dưới 2.5 kg; hoặc những ca đẻ khó, trẻ bị ngạt khi sinh phải can thiệp sản khoa…Và có thể trong quá trình mang thai người mẹ không cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho thai nhi, khiến thai nhi không đạt cân nặng theo tiêu chuẩn, điều này có thể khiến trẻ chậm phát triển sau này.
- Ảnh hưởng từ môi trường. Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Nêú trẻ sống trong một môi trường sạch sẽ, thoáng đãng, đủ ánh sáng sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát triển hơn. Ngược lại, nếu như môi trường độc hại, bị ô nhiễm nó có thể khiến trẻ bị chậm phát triển.
Nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ
Có thể nhận biết trẻ chậm phát triển thông qua các biểu hiện ở nhận thức, vận động và ngôn ngữ giao tiếp.
- Đối với biểu hiện về nhận thức: thông thường, trẻ chậm phát triển trí tuệ khả năng nhận thức sẽ kém hơn bình thường, trẻ thường thụ động, không linh hoạt, thờ ơ và không muốn nhận biết xung quanh. Trẻ thường phản ứng chậm chạp với những tình huống xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Những trẻ này khả năng ghi nhớ rất kém, nói trước quên sau.
- Biểu hiện qua vận động: trẻ chậm hơn so với các mốc thông thường. Chẳng hạn như trẻ chậm lật, chậm ngồi, chậm đứng, chậm đi. Một số trẻ có sự phối hợp giữa chân – tay – miệng khá là kém.
- Biểu hiện qua ngôn ngữ giao tiếp: Trẻ chậm nói so với mốc phát triển thông thường. Trẻ khó khăn trong việc nối các từ lại với nhau thành một câu hoàn chỉnh, trẻ khó diễn đạt ý muốn của mình.
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
Lưu ý khi dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ
Dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ là một hành trình vô cùng khó khăn. Bởi thế, cha mẹ phải thực sự kiên nhẫn để đồng hành cùng con, giúp con vượt qua những trở ngại này.
- Vì trí nhớ của con kém nên cha mẹ có thể chia nhỏ việc hướng dẫn trẻ thành nhiều bước và lặp đi lặp lại nhiều lần cho trẻ nhớ.
- Khuyến khích và khen ngợi con khi con làm tốt.
- Hãy luôn là người bạn của con, bên con, cùng trò chuyện với con thường xuyên, cùng con chơi các trò chơi về vận động thể chất và trí tuệ. Hướng dẫn cho con chơi các trò chơi từ đơn giản đến phức tạp.
Bài viết liên quan:
- Dịch vụ tư vấn nhanh qua E-mail có tính phí
- Giáo dục con cái như thế nào để trẻ phát triển hoàn thiện