0904030189

Cách ứng xử với tính đố kỵ của con

Cách ứng xử với tính đố kỵ của con

Tôi có 2 bé trai, năm nay bé lớn học lớp 5, 10 tuổi; bé nhỏ 5 tuổi, học lớp lá. Bé 10 tuổi có tính đố kỵ với em. Trung tâm tư vấn cho lời khuyên dạy cháu như thế nào để bỏ tính đố kỵ của con đối với em?



Lời tâm sự

Anh chị tư vấn giúp tôi về cách dạy con bỏ tính ích kỷ, đố kị. Tôi có 2 bé trai, năm nay bé lớn học lớp 5, 10 tuổi; bé nhỏ 5 tuổi, học lớp lá. Bé 10 tuổi có tính đố kỵ với em. Trung tâm tư vấn cho lời khuyên dạy cháu như thế nào để bỏ tính đố kỵ với em, phân bì bố mẹ thương em hơn.

Chuyên gia tham vấn tâm lý:

Bạn thân mến! cảm ơn ạn đã tin tưởng và chia sẻ những băn khoăn của mình với chuyên mục Tư vấn tâm lý, tình yêu, hôn nhân gia đình của Tư Vấn An Nam.

Làm sao để giáo dục con có những đức tính tốt, có những hành vi phù hợp với mong muốn của bố mẹ, kỳ vọng của xã hội là câu hỏi của nhiều bậc làm cha làm mẹ; nhưng để đưa ra được câu trả lời chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Nỗi buồn phiền, lo lắng của bạn cũng chính là nỗi buồn phiền, lo lắng của nhiều phụ huynh có con đang không được như kỳ vọng của cha mẹ. Sau đây là một số trao đổi của tôi về câu chuyện của bạn.

cach-ung-xu-voi-tinh-do-ky-cua-con

 

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

Ở bất kỳ độ tuổi nào, ta cũng đều mong muốn nhận được tình yêu thương, sự cảm mến từ những người xung quanh mình. Càng là trẻ nhỏ, mong muốn được bố mẹ yêu thương, chiều chuộng lại càng lớn hơn rất nhiều. Bạn có thể để ý thấy nhiều đứa trẻ cố gắng có nhiều phiếu bé ngoan chỉ để mong nhận được một lời khen từ phía bố mẹ; cố gắng giúp đỡ bạn bè để khiến bố mẹ vui lòng.

Nếu như trẻ là con một trong gia đình, phần lớn tình yêu thương của bố mẹ dồn hết cho đứa con duy nhất và trẻ chẳng bao giờ phải đố kỵ, ghen ghét, tranh giành tình cảm với ai cả. Nhưng trong gia đình có từ hai con trở lên thì tình yêu thương của bố mẹ lại phải san sẻ cho các con. Nếu cách ứng xử của bố mẹ không khéo léo sẽ vô tình tạo nên “thái độ thù địch” giữa các con. Có nhiều bậc phụ huynh, khi đứa con thứ hai ra đời, dồn hết tình yêu thương, thời gian cho đứa thứ hai vì nghĩ con còn nhỏ; còn đứa con đầu thì cho rằng: con lớn con phải nhường em, con lớn con phải tự lập hơn, bố mẹ đã từng dành cho con tình cảm giống như em con rồi… Những suy nghĩ và cách hành xử của nhiều bố mẹ vô tình khiến đứa con bị tổn thương, hụt hẫng và suy nghĩ rằng bố mẹ chẳng còn yêu thương mình nữa. Có những đứa con, vì muốn được bố mẹ yêu thương nên sẽ cố gắng chăm chỉ, ngoan ngoãn, học giỏi để được bố mẹ chú ý nhiều hơn, yêu thương nhiều hơn; nhưng có nhiều đứa trẻ lại hình thành nên thái độ ghen tị, đố kỵ với anh chị em trong gia đình. Hiện tượng này khá phổ biến ở lứa tuổi trẻ em, tuổi nhi đồng, thậm chí ở những đối tượng lớn tuổi hơn cũng xuất hiện hiện tượng này. Nếu bố mẹ có cách cư xử đúng đắn thì con sẽ hiểu chuyện hơn, hoặc khi qua độ tuổi này rồi thì con sẽ khắc phục dần nét tính cách đó.

Trong thư bạn có chia sẻ rằng, gia đình bạn có hai đứa con trai, một bé 10 tuổi, một bé 5 tuổi. Thế nhưng, anh lớn lại thường hay so bì, đố kỵ với em. Không biết sự đố kỵ được bạn nhắc đến ở đây được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể như thế nào? Điều đó ảnh hưởng ra sao đến mối quan hệ giữa hai anh em, mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái? Nếu con cảm thấy rằng bố mẹ thương em hơn thương con, bạn cố gắng nói chuyện với con, tìm hiểu điều gì khiến con có suy nghĩ như vậy?. Nếu quả thực con cho rằng con không được yêu thương bằng em, thì hãy các cha mẹ hãy thử nhìn nhận lại xem liệu có hành vi nào của mình vô tình khiến con có cảm giác không được yêu thương bằng em. Bố mẹ cũng có thể giải thích cho con về những hành vi đó để con hiểu được. Thường thì ở người nào cũng đều ít nhiều có sự ghen tị, đố kỵ với người khác; tuy nhiên mức độ thể hiện ít hay nhiều, trong thời gian lâu hay mau lại ảnh hưởng đến tính cách sau này khi lớn lên của trẻ nếu bố mẹ không có được một sự định hướng và giáo dục phù hợp. Thế nhưng, để giáo dục con thì bố mẹ cần lưu ý: thay vì nóng vội thì cần phải có sự kiên trì, bởi để thay đổi một tính cách, thói quen của con không phải chỉ ngày một ngày hai mà cần phải có thời gian. Và bây giờ, người ta vẫn khuyên nên dạy dỗ con bằng sự lắng nghe, chia sẻ, thấu hiểu, nhẹ nhàng hơn là đánh mắng con.

Bên cạnh cố gắng giáo dục con thì bố mẹ cũng cần xem xét, nhìn nhận lại cách giáo dục của mình đối với con đã thực sự phù hợp chưa? Bạn không thể nào bắt con không đố kỵ, ghen tỵ khi bố mẹ đối xử không công bằng với hai đứa. Nếu quả thực chúng ta đang có suy nghĩ rằng là anh lớn thì tuyệt đối cần phải nhường nhịn thì rất có thể sẽ ảnh hưởng và chi phối tới hành vi của chúng ta với trẻ. Ví dụ như khi chúng ta có bất kì món đồ vật nào thì chúng ta cũng muốn để con nhỏ, và nói rằng hãy nhường cho em. Nhưng đứa trẻ đó lại cảm giác tại sao mình lại phải nhường trong khi mình đang có khả năng hơn, mình giỏi hơn, mình làm được việc này việc kia, vô tình trẻ sẽ cảm thấy không công bằng. Điều đó tất yếu dẫn tới cảm giác đố kị và ghen ghét. Hãy định hướng ý thức cho con, để con có sự nhìn nhận đúng đắn về cách đối xử của bố mẹ. Nếu có thể thì hãy dựa trên năng lực, khả năng để trao phần thưởng, con luôn cảm nhận thấy xứng đáng với những món quà được nhận. Chúc bạn thành công!

Thân ái,

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 17-11-2022 bởi tuvanannam

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com