0904030189

Các biểu hiện đặc trưng của rối loạn nhân cách

Rối loạn nhân cách

Trong xã hội hiện đại, khi đời sống vật chất không còn là gánh nặng quá lớn thì đời sống tinh thần của con người lại gặp nhiều vấn đề. Có những người không chấp nhận tuân theo các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, có người quá nghèo nàn trong các mối quan hệ xã hội, sợ hãi khi phải tiếp xúc với mọi người, lại có người quá ảo tưởng, tự cao về mình,… Những biểu hiện trên đây đang quy về một khái niệm là “rối loạn nhân cách”. Chúng ta cùng tìm hiểu những biểu hiện đặc trưng của rối loạn nhân cách qua bài viết sau.



Chia sẻ của An Nam

Trong xã hội hiện đại, khi đời sống vật chất không còn là gánh nặng quá lớn thì đời sống tinh thần của con người lại gặp nhiều vấn đề. Có những người không chấp nhận tuân theo các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, có người quá nghèo nàn trong các mối quan hệ xã hội, sợ hãi khi phải tiếp xúc với mọi người, lại có người quá ảo tưởng, tự cao về mình,… Những biểu hiện trên đây đang quy về một khái niệm là “rối loạn nhân cách”.

Rối loạn nhân cách là tập hợp các trạng thái để phân biệt các đối tượng có cách sống, cư xử và cách phản ứng rất khác biệt với người thường nhưng lại không đủ các triệu chứng của một bệnh lý tâm thần đặc trưng. Đây là một khái niệm tiến triển và thay đổi theo sự phát triển của ngành tâm thần. Vậy biểu hiện của những người rối loạn nhân cách là gì chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Phần lớn người được chẩn đoán là rối loạn nhân cách phải phù hợp với ít nhất 2 tiêu chuẩn trong các tiêu chuẩn sau:

  • Phần lớn những hành vi thể hiện sự rối loạn nhân cách xuất hiện trong thời kỳ cuối thời thơ ấu hoặc thanh niên và sẽ tiếp tục xuất hiện khi trưởng thành;
  • Rối loạn nhân cách ở trẻ em hay vị thành niên đôi khi được mô tả như là hạnh kiểm kém. (Nhưng không phải bất cứ đứa trẻ nào có hạnh kiểm kém đều nhất thiết dẫn đến rối loạn nhân cách khi trưởng thành sau này);
  • Người rối loạn nhân cách có thái độ và hành vi là nguyên nhân gây ra những vấn đề lớn cho chính bản thân họ và người khác. Ví dụ như cách họ nhìn cuộc sống, cách họ nghĩ, quan hệ với người khác, làm việc;
  • Người được chẩn đoán rối loạn nhân cách có thể không có tính mềm dẻo trong cư xử;
  • Diễn ra dai dẳng trong một thời gian dài.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta có thể chia rối loạn nhân cách thành 3 nhóm để tìm hiểu cụ thể biểu hiện của từng loại rối loạn.

Rối loạn nhân cách Cluster A: Kỳ quái/ lập dị

Bao gồm:

  • Rối loạn nhân cách hoang tưởng. Biểu hiện cụ thể: dễ mất lòng tin và hay nghi ngờ người khác. Ví dụ: tin tưởng rằng người khác đang cố gắng làm hại mình. Có cảm giác thù địch;
  • Rối loạn nhân cách phân lập. Biểu hiện cụ thể: thiếu quan tâm trong mối quan hệ xã hội, hạn chế phạm vi biểu hiện cảm xúc, không có khả năng nhận tín hiệu bình thường xã hội, không quan tâm đến người khác.
  • Rối loạn nhân cách Schizotypal. Biểu hiện cụ thể: ăn mặc, suy nghĩ, niềm tin hay hành vi đặc biệt, khó chịu ở các mối quan hệ gần gũi, cảm xúc mờ nhạt hoặc phản ứng cảm xúc không phù hợp, bàng quan với người khác, tin rằng có thể ảnh hưởng đến người khác và các sự kiện, tin rằng thông điệp được ẩn trong bài phát biểu công cộng hoặc hiển thị.

HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189

Rối loạn nhân cách Cluster B: Kịch tính/ nhiều cảm xúc/ bất định

Bao gồm:

  • Rối loạn nhân cách phản xã hội. Biểu hiện cụ thể: bỏ qua người khác, liên tục nói dối hoặc ăn cắp, vi phạm các quyền của người khác, hung dữ, bạo lực, coi thường sự an toàn của bản thân và mọi người.
  • Rối loạn nhân cách ranh giới. Biểu hiện cụ thể: hành vi bốc đồng và nguy hiểm, dễ tan vỡ trong các mối quan hệ, tâm trạng không ổn định, có hành vi tự tử, sợ một mình.
  • Rối loạn nhân cách diễn kịch. Biểu hiện cụ thể: thường xuyên tìm kiếm sự chú ý, quá nhiều cảm xúc, nhạy cảm mạnh với phê bình của người khác, tâm trạng không ổn định, quan tâm lớn đến ngoại hình.
  • Rối loạn nhân cách ái kỷ (nhân mãn). Biểu hiện cụ thể: tin rằng đang tốt hơn so với những người khác, mơ tưởng hão huyền về thành công, sức mạnh và sức hấp dẫn, phóng đại thành tích hoặc tài năng, mong được ngợi khen và ngưỡng mộ, không nhận biết chính xác cảm xúc của mình và người khác.

Rối loạn nhân cách Cluster C: Lo âu/ sợ hãi

Bao gồm:

  • Rối loạn nhân cách tránh né. Biểu hiện cụ thể: mẫn cảm với những lời chỉ trích hay từ chối, cảm thấy không đủ, cô lập xã hội, nhút nhát trong các tình huống xã hội, tính rụt rè.
  • Rối loạn nhân cách phụ thuộc. Biểu hiện cụ thể: quá phụ thuộc, dễ phục tùng những người khác, mong muốn được chăm sóc, cảm thấy cần phải nhanh chóng bắt đầu một mối quan hệ mới khi vừa kết thúc một quan hệ cũ.
  • Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế. Biểu hiện cụ thể: quan tâm quá mức với ngăn nắp và quy tắc, quá cầu toàn, mong muốn kiểm soát các tình huống, không có khả năng loại bỏ các đối tượng bị hỏng hoặc vô giá trị, không thể thay đổi.

Trên đây là một số biểu hiện đặc trưng của các rối loạn nhân cách phổ biến. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khó và phức tạp nên chúng ta không thể chỉ dựa vào các đặc điểm này mà phán xét một người có rối loạn nhân cách hay không mà phải dựa trên sự chẩn đoán một cách có hệ thống của các nhà tâm lý lâm sàng.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 18-11-2022 bởi lê hằng

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com