0904030189

Kỹ năng quản lý cảm xúc

Kỹ năng quản lý cảm xúc

Cảm xúc chính là yếu tố tác động dẫn đến hành vi của chúng ta. Các nghiên cứu về tâm lý cho thấy “10% cuộc đời là những gì xảy đến với bạn, còn 90% còn lại là do phản ứng của bạn đối với những chuyện xảy đến đó”. Vậy chúng ta cần làm gì để có thể kiểm soát được các hành vi đó trong giao tiếp. Mặt khác, chính là làm gì để quản lý cảm xúc của mình. Tư vấn An Nam xin chia sẻ về kỹ năng quản lý cảm xúc cho bạn đọc.



Chia sẻ của An Nam

Có câu nói: “Tôi sẽ vui khi ai đó tác động đến nguyện vọng của tôi, làm tôi cảm thấy hài lòng”. Vậy khi ai đó làm ta đau khổ là khi chúng ta không hài lòng. Tại sao chúng ta luôn muốn hướng đến những cảm xúc của bản thân như vậy? Liệu có phải khi chúng ta làm tổn thương người khác thì cũng chính là làm tổn thương bản thân mình. Chính vì thế, chúng ta chính là người tự cứu dỗi linh hồn của mình và không thể cho phép ai dẫn dắt mình về mặt cảm xúc.

Cảm xúc chính là yếu tố tác động dẫn đến hành vi của chúng ta. Các nghiên cứu về tâm lý cho thấy “10% cuộc đời là những gì xảy đến với bạn, còn 90% còn lại là do phản ứng của bạn đối với những chuyện xảy đến đó”. Vậy chúng ta cần làm gì để có thể kiểm soát được các hành vi đó trong giao tiếp. Mặt khác, chính là làm gì để quản lý cảm xúc của mình.

Sau đây Tư vấn An Nam xin đưa ra một số cách để quản lý cảm xúc, các bạn cùng tham khảo nha:

Bước 1: Nhận diện cảm xúc

Trước hết, khi chúng ta muốn biết chúng ta đang nghĩ gì thì chúng ta phải biết những cảm xúc ấy đến từ đâu? Cũng giống như khi ta yêu thương một ai đó, bạn cũng mong muốn người đó đáp trả lại tình cảm của mình, để bạn cũng được yêu thương như những gì bạn cho đi. Thế nhưng, nếu bạn không đạt được mục đích ấy, rất có thể từ yêu thương cảm xúc của bạn sẽ chuyển thành ghét bỏ. Và người ta đã chứng minh cảm xúc ghét cũng là một trạng thái tâm lý của yêu.

Như vậy, khi chúng ta thích một ai đó mà không được đáp lại thì nó cũng như con cáo nhìn chum nho: “nho hẵng còn xanh lắm”. Những cảm xúc sẽ được đẩy lên cao trào khi chúng ta không được thỏa mãn, không được người khác làm hài lòng. Nếu chúng ta có thể nhận biết được những cảm xúc đó, thì rất dễ dàng để bạn thực hiện bước thứ 2.

Bước 2: Hạ nhiệt cảm xúc

Làm thế nào để chúng ta có thể hạ nhiệt được cảm xúc trong những lúc ta vui quá, buồn quá, đau quá, hay giận quá. Quả thật là rất khó để có thể kiềm chế những cảm xúc này ngay tại thời điểm hiện tại. Thế nhưng, đây chính là vấn đề quan trọng nhất trong giao tiếp.

Người phương Đông chúng ta thường che giấu cảm xúc thật của mình. Thế nhưng, trong thời điểm ngay tại đó chúng ta lại luôn bộc lộ ra bên ngoài. Đó là một yếu tố dẫn đến việc mất kiểm soát trong hành vi cũng như lời thoại.

kỹ năng quản lý cảm xúc

HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189

Khi chúng ta đã nhận biết được cảm xúc của mình thì hãy bình tĩnh để tháo nút cho những cảm xúc đó. Đồng thời, hãy suy nghĩ tích cực về đối phương để giảm bớt sự kích động. Im lặng và dừng cuộc trò chuyện để sau một thời gian mọi cảm xúc đã được lắng xuống chúng ta mới tiếp tục câu chuyện. Sau đó, hãy tìm đến những người bạn thân, những người chúng ta tin tưởng để chia sẻ.

Bước 3: Tìm hiểu nguyên nhân và hợp thức hóa nguyên nhân đó

Cho dù là nguyên nhân nào dẫn đến những cảm xúc của chúng ta thì nó cũng bắt nguồn từ một nguyên do gì đó. Hãy tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến đến cảm xúc, sau đó hợp thức hóa nó theo ý nghĩ của riêng mình.

Trong trường hợp bạn đi mua hàng, bạn gặp một cô nhân viên bán hàng có thái độ không nhiệt tình, hờ hững và có những lời nói thô lỗ với bạn. Lúc đó chắc hẳn bạn rất tức giận và bực mình. Thế nhưng, hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao cô ấy lại có cách ứng xử với mình như vậy, mà lại không làm thế với những khách hàng khác? Sau đó, hãy đưa ra các lời giải đáp cho những thắc mắc của mình một cách hợp lý nhất. Bạn hãy nghĩ những lời nói của mình có phải đã mắc lỗi gì đó khiến họ khó chịu chăng. Hay tại thái độ của mình cũng không mấy tốt đẹp nên cô ấy ứng xử lại như vậy. Và cũng có thể hôm nay là ngày đèn đỏ của cô ấy, tâm trạng thất thường là đúng rồi.

Cứ như vậy, theo một hướng nào đó, chúng ta hãy đưa ra những lời giải cho các nguyên nhân mà mình đưa ra.

Bước 4: Hãy luyện tập thường xuyên những cảm xúc tích cực

Những cảm xúc tích cực là những cảm xúc mang lại sự hưng phấn cho chúng ta. Ví dụ như cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc, đam mê, tự tin, phấn khởi…Hãy đưa ra một phương châm sống cho mình để thấy những màu sắc đa dạng của cuộc đời. Và hơn cả, hãy đưa quan điểm cá nhân vào việc nhận diện cảm xúc của chính mình.

Một bữa ăn bên cạnh những người thân, một lời chúc tốt đẹp vào mỗi ngày mới, một cử chỉ yêu thương đối với người mình yêu, một lời động viên chân thành, một cái chạm tay nhẹ lên vai để thể hiện sự an ủi, một sự im lặng để lắng nghe và cảm thông,… Nói chúng, có những điều rất bình dị cũng có thể mang lại hạnh phúc cho chúng ta cũng như những người khác nữa.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 18-11-2022 bởi nam le

Bài liên quan


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com