0904030189

Các biện pháp giải quyết xung đột trong nhóm

Giải quyết xung đột

Trong quá trình làm việc nhóm, làm việc trong tổ chức thì không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, bất đồng giữa người này với người kia, thậm chí xảy ra xung đột. Nếu những căng thẳng, xung đột này không được hóa giải có thể gây ra nhiều hậu quả xấu cho nhóm, tổ chức như: vấn đề không được giải quyết, mối quan hệ giữa mọi người xấu đi, không tôn trọng nhau,… Đôi khi nó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự tan rã của nhóm. Tư vấn An Nam xin chia sẻ bài viết các biện pháp giải quyết xung đột trong tổ chức, tập thể.



Chia sẻ của An Nam

Trong quá trình làm việc nhóm, làm việc trong tổ chức thì không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, bất đồng giữa người này với người kia, thậm chí xảy ra xung đột. Nếu những căng thẳng, xung đột này không được hóa giải có thể gây ra nhiều hậu quả xấu cho nhóm, tổ chức như: vấn đề không được giải quyết, mối quan hệ giữa mọi người xấu đi, không tôn trọng nhau,… Đôi khi nó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự tan rã của nhóm.

Vậy chìa khóa để giúp nhà quản lý, lãnh đạo giải quyết xung đột thành công là đánh giá được bản chất, nguồn gốc của xung đột và lường trước hậu quả có thể xảy ra. Có thể sử dụng 4 biện pháp sau để giải quyết xung đột.

   – Dùng người thứ 3: vai trò của người thứ 3 là làm trung gian hòa giải, làm cho 2 bên hiểu nhau hơn, hiểu được vấn đề, và giúp họ hòa giải hoặc nhượng bộ lẫn nhau. Người trung gian phải đánh giá công bằng, khách quan, có uy tín và chiếm được lòng tin của cả 2 bên.

HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189

Người thứ 3 ở đây có thể là nhà quản lí trực tiếp của hai bên hoặc là một người, nhóm khác không có quan hệ trực tiếp trong vấn đề mâu thuẫn của hai nhóm trên. Khi đứng ở vị trí khách quan và không có lợi hay hại gì thì người thứ ba này dễ thuyết phục được mọi người lắng nghe mình hơn.

   – Chia tách các bên tham gia xung đột: khi xung đột dâng đến cao trào, 2 bên có những hành vi thiếu tự chủ thì giải pháp tốt nhất lúc này là tìm cách đưa 1 hoặc 2 bên ra khỏi xung đột. Tùy theo tình huống cụ thể mà sử dụng biện pháp chia tách công khai hoặc bí mật.

Lúc này, cả hai bên đều giữ quan điểm của mình, luôn cho mình là đúng nên nếu cứ để hai bên tranh luận xem ai đúng ai sai thì không thể giải quyết được vấn đề. Khi chia tách, cho hai bên một thời gian suy xét lại thay vì chỉ trích, giận dữ đối phương thì họ có thể nhìn nhận sự việc thấu đáo và phù hợp hơn. Vậy họ vừa giữ được hình ảnh của mình lại vừa giữ được mối quan hệ với bên kia.

  – Chặn đứng cuộc xung đột: khi tình huống xung đột bùng nổ đột biến, cần phải tìm mọi biện pháp chặn đứng xung đột như tác động bằng lời (mệnh lệnh), tạo ra áp lực quần chúng, dùng lực lượng, sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền,… Người đứng ra hòa giải cần tỉnh táo, bình tĩnh, khách quan và kiên quyết.

Ví dụ trong thời gian rất gấp rút rồi nhưng mọi người còn tranh cãi, chưa đưa ra phương án cuối cùng thì người lãnh đạo cần quyết đoán, lựa chọn 1 phương án duy nhất, không nghe các ý kiến phản biện nữa. Ở đây không phải nhà lãnh đạo là người độc đoán, chuyên quyền mà họ đã lắng nghe tất cả ý kiến rồi và cần thống nhất một cách nhanh chóng nên họ có thể dùng địa vị của mình, đưa ra mệnh lệnh để mọi người nghe theo.

  – Giáo dục tập thể: Nếu tổ chức có sự đúc kết nhất trí và đạt trình độ phát triển cao thì có thể sử dụng biện pháp giáo dục tập thể. Xung đột giữa các thành viên (nhóm) có thể đưa ra tập thể để các thành viên khác phân tích, đóng góp, giúp cho các bên ý thức rõ hơn trách nhiệm của mình đối với tổ chức, cải thiện mối quan hệ, từ bỏ tham vọng riêng.

Phương pháp này vẫn giữ được danh dự cho cả hai bên do được mọi người xoa dịu, chia sẻ. Hơn nữa, mối quan hệ của các thành viên trong tổ chức cũng sẽ gắn kết hơn, hiểu nhau hơn.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 17-11-2022 bởi lê hằng

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com