Hãy làm những điều này để tránh quát mắng con
Một trong những thói quen xấu mà rất nhiều bậc phụ huynh mắc phải trong vấn đề nuôi dạy con cái đó là hay sử dụng cách hành xử quát mắng, la hét và nổi giận với trẻ. Hành động này, gây ảnh hưởng không nhỏ về mặt thể chất, trí tuệ và thường những đứa trẻ bị la mắng có tâm lý bất ổn hơn so với những đứa trẻ bình thường khác. Để tránh bản thân rơi vào tình trạng quát mắng con, cha mẹ hãy lưu ý những vấn đề sau.
Việc la hét, quát mắng trẻ thường xảy ra trong những tình huống cụ thể, có nghĩa là nó có nguyên do rõ ràng, kích thích sự nóng giận ở cha mẹ. Chính vì thế, cha mẹ cần xác định những nguyên nhân dễ gây kích động cho bản thân mình để đưa ra những phương án né tránh hữu hiệu nhất. Chẳng hạn như cha mẹ thường nhận thấy bản thân khó chịu, bực tức với trẻ khi trẻ không nghe lời, quậy phá, không đạt được những mong đợi mà cha mẹ đặt ra, luôn chậm trễ trong khi cha mẹ đang rất vội, ….Mỗi một tình huống sẽ có phương thức xử lý khác nhau.
- Lập trước lịch trình các hoạt động của con
Thay vì việc bạn nổi cáu với con khi con chậm trễ trong việc thay quần áo, chuẩn bị đồ đạc để đi đâu đó như đi chơi, đi học, về quê…, cha mẹ có thể sẵn kế hoạch hoạt động của con để con có sự chuẩn bị trước. Chẳng hạn như cuối tuần khoảng chừng 8h, gia đình bạn sẽ về quê thăm ông bà, bạn nên nhắc nhở con về điều này và chuẩn bị đồ đạc từ tối hôm trước hoặc hôm đó dậy sớm hơn để chuẩn bị. Điều này sẽ giúp bạn giảm tải được sự ức chế và tiết kiệm thời gian hơn.
Xem thêm: Cha mẹ nên dạy con về giới tính như thế nào?
2. Đặt kỳ vọng phù hợp với năng lực của con
Đừng bao giờ bắt một chú thỏ lại có thể bay trên bầu trời rộng lớn như những chú chim, điều đó là không thể. Nó cũng giống như việc con bạn năng lực chỉ ở một mức độ nào đó nhưng bạn lại yêu cầu con phải đạt được gấp đôi, mong muốn đó là quá sức đối với con. Trong khi đó, con không đạt được như những gì bạn mong đợi, bạn lại chỉ trích, quát mắng con như thế là không công bằng với những đứa trẻ. Bạn nên biết được những gì con bạn có thể xử lý và đặt kỳ vọng đúng với năng lực thực hiện của con.
Xem thêm: Tại sao cha mẹ phải giáo dục con cái
3. Hãy cho con biết suy nghĩ và cảm xúc thực tại của bạn
Bạn có thể khéo léo nhắc nhở cho con biết bạn đang cảm thấy như thế nào trước hành động của con và bạn có thể làm gì tiếp theo nếu như con cứ tiếp tục tái diễn. Hãy nói cho con khoảng thời gian mà bạn muốn con kết thúc hoạt động khiến bạn đang cảm thấy bực bội. Chẳng hạn như con mải miết chơi game, bạn có thể nói cho con biết rằng bạn đang sắp nổi nóng với hành động đó của con, bạn chỉ cho con được phép chơi thêm trong vòng 5 phút.
4. Lập danh sách những việc con được phép làm
Để hạn chế tối đa những lúc phải la mắng trẻ, bạn hãy lập danh sách những việc được phép làm trong gia đình và dán lên cánh tủ hoặc vị trí dễ nhìn thấy để cùng thực hiện. Như vậy sẽ tránh được việc phát sinh bất đồng ý kiến giữa cha mẹ và con cái, hạn chế xung đột.
Xem thêm: Vai trò của mẹ trong giáo dục con cái
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189
5. Học cách kiềm chế cảm xúc
Để có thể kiềm chế được cảm xúc của bản thân mình, cha mẹ cần có sự thấu hiểu và thông cảm cho lứa tuổi của con. Mỗi một đứa trẻ trong thời kỳ giai đoạn phát triển khác nhau sẽ có những tính cách, suy nghĩ, hành động mang tính đặc trưng riêng. Cha mẹ nên là người hiểu con và cảm thông cho con. Ngoài ra, cha mẹ phải luôn ghi nhớ hành động quát mắng con, la hét giận dữ với con là điều không nên hành xử đối với một đứa trẻ nhỏ. Khi ấy, cha mẹ sẽ tiết chế được cơn giận dữ của bản thân.
6. Hãy tưởng tượng mọi người đang cười nhạo bạn
Hãy nghĩ rằng, khi bạn la hét con, mọi ánh mắt của những người xung quanh sẽ đổ dồn vào bạn. Họ sẽ không suy xét nguyên nhân vì sao bạn nổi nóng, họ chỉ biết rằng bạn đang quát mắng con mình và đó là hành động tồi tệ. Mọi người sẽ cười chê trước lối hành xử đó của bạn. Hãy cố gắng tiết chế âm thanh và giọng nói của bạn, điều này sẽ giảm sự bực tức trong lòng bạn.
Bài viết liên quan: