0904030189

Cách ứng xử với con khi cha mẹ ly hôn

Khi cha mẹ ly hôn

Khi cha mẹ ly hôn con cái là điều lo lắng nhất. Có lẽ rất nhiều bậc cha mẹ đồng tâm trạng khi ly hôn đều hết mực lo lắng cho con cái, có nhiều bậc cha mẹ vì thương con lo rằng con sẽ không có được một gia đình đầy đủ khi ly hôn mà họ đã chôn chặt cuộc đời mình trong một gia đình không hạnh phúc, có những người làm cha làm mẹ lại lo sợ khi con khôn lớn chúng sẽ trách mình.



Chia sẻ của An Nam

Có lẽ rất nhiều bậc cha mẹ đồng tâm trạng khi ly hôn đều hết mực lo lắng cho con cái, có nhiều bậc cha mẹ vì thương con lo rằng con sẽ không có được một gia đình đầy đủ khi ly hôn mà họ đã chôn chặt cuộc đời mình trong một gia đình không hạnh phúc, có những người làm cha làm mẹ lại lo sợ khi con khôn lớn chúng sẽ trách mình. Mỗi người có một nỗi lo nhưng tựu chung lại đều thương yêu con hết mực và đều có một câu hỏi chung sau khi chia tay gia đình tôi cần làm gì để con có được sự phát triển tâm lý ổn định?

1. Hãy chia sẻ với con

Có nhiều bậc cha mẹ vì sợ con buồn, vì sợ con nghĩ nên thường nói dối con rằng cho mẹ chỉ đi xa hoặc thế này hoặc thế kia, hoặc con ở tuổi vị thành niên thì lại ít chia sẻ. Nhưng cha mẹ càng giấu con càng không hiểu chuyện gì đã xảy ra trong gia đình mình nó chỉ cảm giác thấy sự lạnh lẽo và ít đi tiếng cười, điều đó làm cho nó cảm thấy không vui rồi dần xa cách. Từ lúc nào nó đã hiểu theo một nghĩa khác về việc bố mẹ nó xa cách, từ đó dẫn tới hiểu nhầm và con có những suy nghĩ tiêu cực đó là điều thật đáng buồn. Chính vì vậy các bậc cha mẹ hãy dành thời gian để tâm sự cùng con để con hiểu được cha mẹ cũng có một nỗi khổ, không một ai lại mong muốn gia đình mình tan vỡ.

khi cha mẹ ly hôn

Tổng đài tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172

2. Dành tình cảm và sự quan tâm đến con

Hãy dành thời gian để tương tác với con nhiều hơn, tinh tế nhận biết những lúc con buồn để kịp thời chia sẻ cùng con. Thời gian sẽ giúp bạn bồi đắp tình cảm cùng con, nhưng bạn cần sự kiên trì có thể những nỗi lo cơm áo gạo tiền làm cho bạn có những khoảng thời gian quên lãng, hoặc mất đi sự kiên trì với con dành ít đi khoảng thời gian tương tác với con, điều đó sẽ làm cho bạn và con dần xa cách. Lưu ý rằng các bậc cha mẹ tránh suy nghĩ tới việc mình cần bù đắp cho con mà làm tất cả mọi điều cho con, đồng thời đáp ứng mọi đòi hỏi của con điều đó sẽ làm cho con mất đi tính tự chủ và trở thành một người chỉ biết đòi hỏi. Thời gian tương tác với con là khoảng thời gian được đề cao nhất, bởi đó là lúc chia sẻ qua lại từ hai phía cùng trao đổi những băn khoăn về nhau.

3. Dành khoảng thời gian cho con gặp gỡ với cả gia đình hai bên

Nhiều khi các bậc cha mẹ nghĩ đã kết thúc hôn nhân rồi việc qua lại cũng làm cho mọi thứ phức tạp nên gần như hạn chế qua lại gặp gỡ cả con cũng vậy, điều đó đã làm khuyết đi một góc hạnh phúc, gần gũi của đứa trẻ, hoặc đơn giản nghĩ rằng cho con về gặp người cha/mẹ ông bà bên ấy sợ con thêm buồn nên không muốn con gặp. Nhưng các bạn có thể chưa biết được mối liên hệ huyết thống và môi trường gia đình thực thụ của trẻ mới là nơi sản sinh được cảm giác yêu thương thực sự đó là  một góc yêu thương trong lòng trẻ.

Khi chúng ta cố gắng và kiên trì thì bất cứ điều gì cũng sẽ trở nên tốt đẹp hơn, các bậc cha mẹ tự tin dành tình cảm cho con mình, nếu bạn đã cố gắng thật nhiều dùng tất cả mọi cách nhưng tình cảm gia đình vẫn không thể cứu vãn thì đừng nghĩ rằng mình cứ sống vậy con sẽ hạnh phúc. Những đứa con có thể cảm nhận được tình cảm của cha mẹ như thế nào, nếu cứ sống vậy giống như việc con đang phải hàng ngày, hàng giờ đối chọi với cuộc sống lạnh lẽo của gia đình, điều đó còn đáng buồn hơn nhiều. Nếu quyết định chung sống hãy thay đổi không khí gia đình để cả gia đình được sống trong niềm vui sự yêu thương.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 19-11-2022 bởi nguyen Ha

Bài liên quan


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com