0904030189

Sự khác nhau giữa rối loạn hành vi và rối loạn tăng động

  • Sự khác nhau giữa rối loạn hành vi và rối loạn tăng động

Hiện nay, với tình trạng phát triển mạnh về các vấn đề về xã hội,… thì các chứng rối loạn về tâm lý cũng gia tăng mạnh mẽ theo. Trong đó phổ biến như các vấn đề về stress, tự kỷ,… ngoài ra cũng có những rối loạn khác nhau như về hành vi, cảm xúc, tăng động hoặc giảm chú ý,… Vì một số nguyên nhân và biểu hiện gần giống nhau, khiến cha mẹ khó nhận ra vấn đề của con và không tìm được giải pháp xử lý phù hợp dẫn đến sự phát triển bị trì hoãn ở con cái. Đặc biệt, rối loạn hành vi và chứng tăng động gần đây cũng có xu hướng phát triển mạnh mẽ.



Rối loạn hành vi và rối loạn tăng động đều là những chứng rối loạn khá phổ biện ở trẻ. Mặc dù, biểu hiện ở 2 rối loạn này có một số điểm chung, nhưng về tính chất lại khác hoàn toàn nhau. Vì vậy, việc phân biệt 2 chứng rối loạn này là không hề khó khăn.

Đặc điểm nhận dạng

1. Rối loạn hành vi

Về cơ bản, chứng rối loạn hành vi là những biểu hiện mà trẻ thường bộc lộ với sự hung hãn, khó kiểm soát, có thể gây hại đến những người xung quanh.

Ví dụ: Người mắc chứng này có xu hướng thích gây gổ, có hành vi bạo lực, uống rượu, hút thuốc, hay nói dối, ăn cắp, thích phá hủy, khó khăn trong việc hòa nhập với xã hội,… 

Các dấu hiệu cảnh cáo gồm: 

  • Làm hại hoặc đe dọa bản thân, người khác hoặc vật nuôi
  • Làm hư hại hoặc phá hủy tài sản
  • Nói dối hoặc ăn cắp
  • Không học giỏi ở trường, bỏ học
  • Hút thuốc sớm, uống rượu hoặc sử dụng ma túy
  • Hoạt động tình dục sớm
  • Thường xuyên nổi giận và tranh luận
  • Sự thù địch nhất quán đối với các nhân vật có thẩm quyền

rối loạn tăng động

 

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

2. Rối loạn tăng động

Người mắc chứng rối loạn tăng động thường khó tập trung trong việc giải quyết các vấn đề, khó khăn tập trung vào công việc của mình, dễ bị xao nhãng, phân tâm, dễ bỏ cuộc, chán nản,…

Những biểu hiện của chứng tăng động không phải là biểu hiện của sự chống đối, thách thức, thù địch hoặc do không hiểu nhiệm vụ hay hướng dẫn. 

Một số biểu hiện của rối loạn tăng động:

  • Thường cử động tay, chân liên tục hoặc đứng ngồi không yên.
  • Thường rời khỏi chỗ trong các trường hợp cần phải giữ nguyên vị trí (trong lớp học, trong cơ quan hoặc nơi làm việc hoặc trong các trường hợp khác yêu cầu cần phải giữ nguyên vị trí).
  • Thường chạy quanh hoặc leo trèo trong tình huống không thích hợp (Chú ý: ở trẻ vị thành niên hoặc người lớn có thể chỉ biểu hiện cảm giác bồn chồn).
  • Thường không thể chơi hoặc tham gia các hoạt động giải trí một cách trật tự.
  • Thường nói chuyện quá nhiều.
  • Thường không thể chờ đến lượt (như đang xếp hàng).
  • Thường ngắt lời hoặc xâm phạm đến vấn đề của người khác (như xen vào cuộc nói chuyện, trò chơi hoặc hoạt động của người khác; có thể tự ý sử dụng đồ vật của người khác mà không xin phép; đối với trẻ vị thành niên và người trưởng thành, có thể vào bừa hoặc giành lấy việc người khác đang làm).

Có thể nhìn qua hai dấu hiệu của 2 loại chứng này, chúng ta có thể đưa ra một số kết luận như sau. 

Cả 2 đều là những biểu hiện khó kiểm soát ở hành vi. Tuy nhiên, ở rối loạn hành vi thường là hành vi mang tính chất chống đối, bạo lực và có thể gây hại đến những người xung quanh. Còn ở chứng tăng động, chủ yếu vấn đề tập trung, xoay quanh ở người mắc chứng này nhiều hơn như là sự thiếu tập trung, dễ bị kích động, xao nhãng các vấn đề, nhiệm vụ được giao. 

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 16-11-2022 bởi Minh Đình

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com