0904030189

Lợi ích của việc biết chấp nhận bản thân

Chấp nhận bản thân

Mỗi người trong chúng ta luôn đặt ra cho mình những mục tiêu để hướng tới. Hoàn thành được những mục tiêu đó, cảm giác thoải mái và tự hào cũng như sự trưởng thành của bản thân làm chúng ta thấy thỏa mãn. Và bạn yêu bản thân hơn vì điều đó. Khi đó, sự chấp nhận của bạn về bản thân là sự chấp nhận có điều kiện. Vậy chấp nhận bản thân là gì?



Chia sẻ của An Nam

Mục tiêu đặt ra của mỗi chúng ta không phải lúc nào cũng thực hiện được. Không thiếu những trường hợp vì không hoàn thành được mục tiêu của mình mà mọi người rơi vào trạng thái chán nản, thất vọng thậm chí ghét bỏ bản thân mình. Tại sao lại như vậy?

1. Chấp nhận bản thân

Suy nghĩ rằng mình là người vô dụng có thể đánh gục hy vọng của một người. Mãi chìm đắm trong đó sẽ khiến chân không thể bước tiếp. Tại sao khi không được như ý, chúng ta lại ghét bỏ bản thân mình như vậy? Đó là vì chúng ta yêu bản thân mình một cách có điều kiện. Không thể phủ nhận việc luôn đặt ra mục tiêu, theo đuổi nó rồi không đạt được khiến chúng ta rất mệt mỏi. Nhưng cuộc sống không có mục tiêu thì con người không thể tiến bộ và hoàn thiện được. Như vậy mục tiêu vẫn cần đề ra và thực hiện nhưng đừng đặt mục tiêu là điều kiện để bạn yêu thương bản thân mình. Muốn làm được điều đó, mỗi chúng ta cần học cách chấp nhận bản thân.

Ngay từ khi còn nhỏ chúng ta đã được nghe những câu nói như “nếu con không ngoan thì cha/mẹ sẽ không yêu” hay “cha/mẹ chỉ yêu thương con nếu…”. Tuy rằng những câu nói như vậy đa phần là do cha mẹ muốn con ngoan hơn hay nghe lời hơn, tiến bộ hơn mới nói nhưng thực tế, cái được hình thành trong suy nghĩ của trẻ là con được yêu thương có điều kiện. Dần dần, chính bản thân trẻ cũng sẽ yêu thương mình một cách có điều kiện và chú ý tới những yêu cầu của người khác với trẻ, coi đó là thước đo giá trị bản thân. Có thể nói ngay từ nhỏ chúng ta đã không được học cách chấp nhận bản thân vô điều kiện.

HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189

Chấp nhận bản thân khiến con người biết được giá trị thực sự của bản thân mình. Chúng ta không phải đi so sánh với người khác, không cần ghen ghét hay đố kị. Chấp nhận bản thân khiến bạn hiểu việc gì mình có thể làm tốt mà không cần theo chân người khác làm những việc mà mọi người đánh giá là hoàn hảo nhưng lại hoàn toàn không phù hợp với bản thân. Hơn thế nữa chấp nhận bản thân không khiến bạn thất vọng và chìm đắm trong cảm giác thất bại. Những mục tiêu đặt ra chỉ đơn giản là chúng ta thích làm và là cái giúp cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn chứ không phải là cái chuẩn để quyết định bản thân bạn là ai, bạn làm được gì.

2. Bạn không công bằng với bản thân như thế nào?

Ngay từ bé chúng ta đã học cách chấp nhận bản thân một cách có điều kiện. Điều đó diễn ra hàng ngày và trở thành điều đương nhiên trong cuộc sống. Rất nhiều thứ xoay quanh có thể tác động đến bạn và khiến bạn cảm thấy thất vọng và chán ghét bản thân mình. Những tiêu chuẩn thường thấy mà bạn thường dùng để đánh giá bản thân là gì?

– Bạn không làm được gì đó mà bạn cảm thấy bạn có thể hoặc nên làm. Đặc biệt những cái tưởng rằng đã nắm chắc trong tầm tay mà lại không hoàn thành được thường sẽ khiến bạn rất thất vọng.

– Bạn rất chú ý và coi đánh giá của người khác về bạn nói lên giá trị của bạn. Nếu họ nói không tốt, bạn sẽ cảm thấy mình không tốt.

– Những ánh mắt ngưỡng mộ và những lời tán thưởng là cái bạn hướng tới. Không có nó, bạn thấy bản thân mình chẳng là gì cả.

– Bạn cảm thấy mình không bằng ai khi không có được cái giống như mọi người như một công việc ổn định, một người bạn thân hay người yêu.

Có thể thấy những tiêu chuẩn bạn dùng để đánh giá bản thân thông thường dựa rất nhiều vào sự đánh giá của người khác và sự đòi hỏi không ngừng nghỉ ở bản thân mình. Tuổi càng nhỏ, sự đánh giá của người khác càng có sức nặng vì khi đó khả năng tự đánh giá bản thân của chúng ta còn chưa hoàn thiện. Tuy nhiên mỗi người chúng ta có khả năng, sở thích, mong muốn, giới hạn…khác nhau. Vậy việc dựa vào sự đánh giá của người khác hay sự đòi hỏi quá mức giới hạn của bản thân mình liệu rằng có công bằng với bản thân bạn?

Cuộc sống hiện đại luôn đòi hỏi con người chạy nước rút gây nên trạng thái căng thẳng. Hãy giải tỏa áp lực bằng việc học cách chấp nhận bản thân. Ai cũng có lúc sai lầm nhưng sai một việc không có nghĩa bạn là người xấu, đừng tự chì chiết bản thân mình. Ngược lại làm tốt một việc không có nghĩa là hoàn hảo, bạn có thể hãnh diện và tự hào nhưng đừng tự cao. Chấp nhận bản thân giúp bạn nhìn nhận rõ hơn về bản thân mình. Chỉ khi hiểu rõ mình, bạn mới có thể sắp xếp những công việc phù hợp và hoàn thành nó một cách tốt nhất. Hãy luôn là chính mình.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 18-11-2022 bởi Hương Quỳnh

Bài liên quan


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com