0904030189

Bí quyết nuôi dạy con tuổi dậy thì

Bí quyết nuôi dạy con tuổi dậy thì

Nuôi dạy con tuổi dậy thì như thế nào? Tuổi dậy thì đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự phát triển của trẻ. Đây là giai đoạn nhạy cảm mà các bậc phụ huynh nên có những chú ý tới con của mình để có thể uốn nắn, định hướng cho con kịp thời để con có những hiểu biết và có định hướng phát triển toàn diện.



Chuyên gia tham vấn tâm lý:

Tuổi dậy thì đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự phát triển của trẻ. Đây là giai đoạn nhạy cảm mà các bậc phụ huynh nên có những chú ý tới con của mình để có thể uốn nắn, định hướng cho con kịp thời để con có những hiểu biết và có định hướng nuôi dạy con giúp con phát triển toàn diện.

Vì vậy, bí quyết nuôi dạy con tuổi dậy thì là chìa khóa để các bậc cha mẹ nuôi dạy con tốt nhất.

1. Quan sát và lắng nghe những tâm sự của con

Khi trẻ đến tuổi dậy thì có những sự thay đổi thất thường mà trẻ cũng không hiểu rõ về những sự thay đổi đó. Khi thấy những dấu hiệu đó thường thì trẻ sẽ hỏi bạn bè của mình hoặc lên các trang mạng để tìm hiểu thông tin nhưng liệu rằng những thông đó có thể cung cấp một cách chính xác và ngọn nguồn vấn đề cho con được hay không? Nên khi con bước vào độ tuổi dậy thì thì các bậc cha mẹ thường xuyên để ý đến những sự thay đổi của con nhiều hơn để có thể định hướng cho con kịp thời.

Khi thấy con có những sự thay đổi đó thì hãy thoải mái chia sẻ với con để con nói hết những suy nghĩ và những cảm giác của con để mình biết về tâm lý của con như thế nào, từ đó cha mẹ sẽ có những chia sẻ với con và có những định hướng cho con. Lúc này con sẽ hiểu rõ hơn những vấn đề mà con đang gặp phải.

HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189

2. Thiết lập những tiêu chuẩn

Tuổi dậy thì là tuổi chuyển giao nửa trẻ con nửa người lớn nên trẻ khá ương bướng, chính vì vậy việc nghiêm khắc với con sẽ tạo ra những sự khó chịu cho con nhưng nếu như bạn quá dễ với con thì con lại dễ xa ngã. Do đó, cha mẹ không nên quản lý con quá khắt khe nhưng cũng không nên quá thờ ơ với con. Giai đoạn này trẻ muốn được làm, được tự quyết định những vấn đề liên quan đến cuộc đời của mình nên các bậc phụ huynh có thể để cho con có thể tự quyết định một số vấn đề trong khả năng của con mình nhưng  trước khi đưa ra quyết định thì các con phải có những sự trao đổi, chia sẻ với các cha mẹ để cha mẹ phân tích những cái đúng sai cho con.

Khi đã cho con được tự đưa ra quyết định trong một số trường hợp thì hãy chia sẻ và hãy để con phải tự chịu trách nhiệm với những gì con đã làm, con đã quyết định trong trường hợp quyết định của con là sai. Đồng thời tuổi này đang là tuổi thể hiện và ham chơi nên là bậc cha mẹ các bạn cũng phải chú ý đặt ra một số nguyên tắc cho con để con phải thực hiện như: con phải làm xong bài tập con mới được đi chơi, cho con đi chơi nhưng về trước 22h đêm, hay không được sử dụng thuốc kích thích, không đi chơi với bạn nữ vào ban đêm, nơi vắng người…

3. Thiết lập giới hạn

Thời buổi kinh tế thị trường gần như cha mẹ không dành nhiều thời gian nuôi dạy con mà chỉ chú ý lo kiếm tiền nên con cái có cảm giác bơ vơ, không ai quan tâm đến mình, không ai chia sẻ cùng mình. Trong khi đó tâm lý của các con rất mong nhận được sự quan tâm từ mọi người xung quanh, rất muốn được thể hiện bản thân. Chính những điều này khiến cho các bé có ý muốn tạo sự thu hút với mọi người xung quanh và muốn khẳng định chính mình bằng những hành động tiêu cực như ăn chơi đua đòi, ăn mặc thiếu vải, gây rối trật tự… dễ sa ngã vào những tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm…

Do đó, trong khoảng thời gian này những bậc cha mẹ hãy cố gắng dành cho con một chút thời gian để quan tâm con, chia sẻ  vấn đề tâm sinh lý với con. Đồng thời thiết lập cho con những giới hạn xung quanh cuộc sống của con để con không có những bước chân sa ngã.

4. Thiết lập nguyên tắc nghiêm khắc với vị tha lỗi lầm

Tuổi dậy thì của trẻ là độ tuổi trẻ rất bướng, tuổi trẻ muốn tập làm người lớn nên trẻ không thích bị gò bó, không thích bị ràng buộc bởi bất cứ một nguyên tắc nào cả. Tuy nhiên, do trẻ đang trong độ tuổi phát triển nên mình không thể thả lỏng trẻ quá mức được mà cần phải có những nguyên tắc cho trẻ, có thể thời gian đầu thì trẻ sẽ có những cái khó để có thể thích nghi với những nguyên tắc đó nên việc trẻ mắc phải những sai lầm là điều không thể tránh khỏi khi đó các bậc phụ huynh hãy nhìn trẻ và tha thứ cho trẻ, dùng lời lẽ nhẹ nhàng để phân tích cho trẻ biết cái gì đúng, cái gì sai để trẻ tiếp thu được những điều đó. Hãy tạo những cơ hội để trẻ tiếp xúc và lặp lại những nguyên tắc ấy để tạo thói quen cho trẻ, có những lúc trẻ bị sai quá nhiều thì cha mẹ không gắt gỏng, khó chịu mà chỉ tỏ thái độ hơi thất vọng với con một xíu rồi dùng những lời lẽ động viên và tin rằng con sẽ làm được để con trẻ có động lực  thực hiện.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 18-11-2022 bởi tuvanannam

Bài liên quan


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com