0904030189

Khủng hoảng tuổi 23 – độ tuổi bước vào thế giới của người trưởng thành

Khủng hoảng tuổi 23

Khi chúng ta đã hình thành ở mức độ nhất định trách nhiệm về hành vi của bản thân, ý thức về sự độc lập cá nhân cho cuộc sống của mình. Chúng ta sẽ muốn xây dựng những mối quan hệ xã hội mang tính ý nghĩa và quan hệ thân mật với gia đình, hình thành những giá trị cá nhân. Bài viết dưới đây chúng tôi chia sẻ về nguyên nhân, biểu hiện của khủng hoảng tuổi 23 – độ tuổi trước ngưỡng cửa trưởng thành.



Chia sẻ của An Nam

Tuổi 23 là độ tuổi mà sinh viên đại học vừa kết thúc việc học tập ra trường và bắt đầu xây dựng sự nghiệp cho bản thân. Đây là độ tuổi mang tính bước ngoặt, mỗi bạn đang dần trưởng thành. Nếu như độ tuổi từ 18 tới 23 là độ tuổi để học tập, và ổn định những cảm xúc từ giai đoạn thanh thiếu niên. Tuổi 23 chúng ta lại rơi vào khủng hoảng tiếp theo: mới trưởng thành.

Khi chúng ta đã hình thành ở mức độ nhất định trách nhiệm về hành vi của bản thân, ý thức về sự độc lập trong cuộc sống của mình. Chúng ta mong muốn xây dựng những mối quan hệ xã hội mang tính ý nghĩa và thân mật với gia đình, điều đó thể hiện sự hình thành những giá trị cá nhân. Nhưng những điều đó không hề dễ dàng mà cá nhân mỗi người cũng phải trải qua xung đột bên trong cũng như xung đột giá trị bản thân và giá trị của tập thể, mọi người xung quanh, gia đình. Bởi vậy, đây là độ tuổi không hề dễ dàng và nhiều trong chúng ta lại rơi khủng hoảng tiếp theo cần vượt qua để trưởng thành và chín chắn thực sự.

Xem thêm: Cách vượt qua bệnh khủng hoảng tâm lý 

1. Xác định bản sắc cá nhân

Nếu như độ tuổi thanh thiếu niên là độ tuổi bắt đầu tìm kiếm bản sắc cá nhân thì việc tìm kiếm bản sắc cá nhân này vẫn có thể kéo dài và quay trở lại mạnh mẽ hơn ở độ tuổi này nhưng với biểu hiện khác hơn và hướng tới các giá trị trong cuộc sống. Vẫn là những câu hỏi: tôi sẽ là ai? Tôi muốn trở thành người như thế nào? Thì ta sẽ thử nghiệm và tìm kiếm nó trong các vai trò xã hội có tính trách nhiệm cao hơn: công việc, mối quan hệ tình cảm, gia đình. Việc lựa chọn ngành nghề mình đã theo học hay là theo đam mê không đúng ngành mình học? Công việc đó có thể hiện được hình ảnh xã hội mà mình muốn thể hiện? Mình sẽ có kế hoạch gì để phát triển nghề nghiệp của mình? Mình cần một người bên cạnh như thế nào để yêu? Đó là những câu hỏi, những trăn trở ban đầu thôi thúc chúng ta bước ra ngoài xã hội để trải  nghiệm.

HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189

Tuy nhiên có những người cảm thấy sợ hãi và không dám “dấn thân” để trưởng thành, họ sợ đương đầu với trách nhiệm, với việc phải độc lập và những khó khăn có thể đến. Một số người tiếp tục học thêm nhiều cái khác để kéo dài việc học, một số không muốn ra trường để phải đi làm, một số sợ phải tách ra khỏi bố mẹ. Đó là bởi vì họ không đủ can đảm để vượt qua khủng hoảng này và có thể bị kéo dài sang giai đoạn tiếp theo trong cuộc đời.

2. Xung đột giá trị

Khi mỗi người xác định ban đầu được con đường mình lựa chọn, những giá trị mà mình hướng tới: tiền bạc, tình cảm, tình thân, sự nghiệp, thì sẽ ưu tiên thời gian và tâm trí để đạt được giá trị đó. Khó khăn chính là những giá trị đó có thể bị xung đột với gia đình của chính mình: bạn lựa chọn công việc và ưu tiên phát triển thì gia đình mong muốn bạn phải ưu tiên cho việc tìm kiếm bạn đời và xây dựng cuộc sống gia đình. Hoặc bạn muốn được thỏa mãn đam mê nhưng gia đình muốn bạn kiếm được nhiều tiền mới là quan trọng. Có nhiều người không đủ mạnh mẽ để giải quyết được xung đột về giá trị này, hoặc lựa chọn theo giá trị của đám đông và dồn nén nhu cầu của chính mình. Điều này khiến cá nhân khó hòa nhập thực sự, bị ức chế và khó lòng phát triển triệt để khả năng của bản thân.

Điều quan trọng trong giai đoạn này đó là can đảm để vừa giữ được giá trị của chính mình, vừa có thể xây dựng mối quan hệ với mọi người và không bị xung đột. Nếu thất bại thì cá nhân có thể bị rơi vào tình trạng cô lập với mọi người, tự sống trong thế giới riêng của mình.

3. Xây dựng sự độc lập hay phụ thuộc

Thật khó khi khẳng định được tính độc lập của bản thân, trước hết về mặt kinh tế khi bản thân mới bắt đầu với công việc và chưa thực sự ổn định. Tự đương đầu với những khó khăn đầu đời: kiếm tiền cho cuộc sống, sự cô đơn khi tự mình phải quyết định và chịu trách nhiệm cho mọi việc trong cuộc sống của mình. Sự độc lập về kinh tế có thể được giải quyết khi công việc được xác định. Tuy nhiên, sự độc lập về tình cảm cũng là vấn đề khiến ta cảm thấy chông chênh. Ta cần một người bên cạnh để nâng đỡ, để cảm thấy hạnh phúc, hay ta có thể sống vui vẻ một mình khi thiếu người đồng hành? Cảm giác một mình quả thực đáng sợ.  Đây là giai đoạn ta sẽ phải học cách vượt qua khó khăn trong cuộc sống một mình, để hình thành bản lĩnh nhất định.

Để vượt qua được khủng hoảng tuổi 23 và bước vào giai đoạn tiếp theo trong cuộc đời thì mỗi chúng ta đều cần phải hết sức nỗ lực, tìm kiếm sự hỗ trợ về nghề nghiệp: những người có kinh nghiệm có thể cố vấn tốt cho bạn, luôn tìm kiếm trong công việc và những mối quan hệ những điểm tựa để hiểu được cuối cùng công việc gì phù hợp với bản thân? Khám phá khả năng độc lập cảm xúc của bản thân bằng cách vượt qua thử thách một mình, tìm cách tự cân bằng để đương đầu với trách nhiệm trong công việc, mối quan hệ xã hội bằng cách tin tưởng vào chính mình và cho mình cơ hội để thử thách trải nghiệm. Quan trọng bạn hãy luôn nhớ, những xung đột, những chông chênh là cần thiết để bạn có thể xác định ổn định được mình là ai, mình sẽ làm gì. Đó là quá trình mệt mỏi nhưng cũng hết sức thú vị để bạn trưởng thành hơn. Đó cũng sẽ là độ tuổi mà những cảm xúc dạt dào về cuộc sống có thể khiến chúng ta có những trải nghiệm đẹp trong cuộc đời.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 18-11-2022 bởi Khanh Huyen

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com