Các biểu hiện của rối loạn hành vi
Rối loạn hành vi của trẻ thường gây hậu quả nghiêm trọng và vượt qua những sự nghịch ngợm, nổi loạn ở tuổi thanh thiếu niên. Các hành vi này có có gây nguy hiểm đến người khác như phụ huynh, thầy cô, bạn bè, những người xung quanh hoặc những người xa lạ,… Vậy, làm thế nào để biết trẻ có đang mắc chứng rối loạn hành vi thay vì sự nghịch ngợm bình thường ?
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Bí quyết đối mặt với stress
- Những dấu hiệu nhận biết rối loạn lo âu
Để đủ điều kiện chẩn đoán rối loạn hành vi, trẻ phải đạt ít nhất 3 trong những dấu hiệu sau trong ít nhất 6 tháng.
Có hành vi bạo lực, công kích với người hoặc động vật:
Trẻ khi có rối loạn hành vi thường có xu hướng trở nên bạo lực, thích đánh nhau về thể xác, hay đi trấn lột, bặt nạt những người yếu thế hoặc động vật. Những hành vi này thường đều thường tác động đến thể xác của nạn nhận và gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Ngoài ra, trẻ còn có thể dính vào các tệ nạn xã hội như nghiện hút, rượu bia, cờ bạc, thuốc lá, đua xe… tụ tập thành các nhóm nhỏ để dễ dàng hành động cũng như bảo vệ nhau.
- Thường xuyên bắt nạt, đe họa, …. người hoặc động vật
- Có hành vi gây gổ đánh nhau với người khác
- Có hành vi bạo lực, tàn ác với người hoặc động vật
- Có hành vi mang, sử dụng vũ khí gây hậu quả nghiêm trọng
- Có hành vi cưỡng bức tình dục
Phá hủy tài sản
Trẻ có rối loạn hành vi có thể có nhiều suy nghĩ, kế hoạch trong việc phá hủy đồ đạc công cộng, như bàn học, ghế đá, vòi nước công cộng, hay bất kể cái gì trẻ thấy “không vừa mắt”,… Việc phá hủy tài sản, đập phá càng làm tăng thêm tính bạo lực và kiểm soát cảm xúc của trẻ.
Sử dụng lửa để gây các thiệt hại
Phá hủy tài sản cá nhân của người khác
Lừa đảo, trộm cắp
Đây là một trong những hành vi gây hại đến xã hội nghiêm trọng.
Có hành vi ăn trộm, cướp giật và lừa đảo
Nói dối vì lợi ích cá nhân
Vi phạm các quy tắc quan trọng khác:
Trẻ có khả năng bỏ học, đi chơi thâu đêm hoặc có thể bỏ nhà ra đi trong một số trường hợp. Những điều này có thể nguy hiểm khi trẻ còn nhỏ tuổi, đặc biệt là dưới 13 tuổi. Việc trẻ phá vỡ các quy tắc này có thể dẫn đến các hành vi bị dụ dỗ, có hành vi tình dục từ sớm hoặc bị lạm dụng tình dục, gây ảnh hưởng đến kết quả học tập.
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
Có biểu hiện trầm cảm, lo âu
Trẻ mắc chứng rối loạn hành vi còn có thể gắn liền với trầm cảm, lo âu. Trẻ có những biểu hiện thái quá, cảm xúc bất ổn, không muốn tiếp xúc với người khác nhưng lại có nhiều hành vi bất thường,..
Một số cá nhân bị rối loạn hành vi cũng sẽ thể hiện sự thiếu gắn kết xã hội tích cực và liên quan đến cảm xúc. Họ có thể chứng minh những điều sau đây:
- Không hối hận với hành vi gây hại
- Thiếu quan tâm về hậu quả của hành vi
- Thiếu sự đồng cảm với người khác
- Thiếu quan tâm về thành tích/hiệu suất ở trường hoặc nơi làm việc
- Thiếu sự biểu lộ cảm xúc
Ngoài ra, trẻ có hành vi rối loạn cảm xúc còn liên quan đến chứng ADHD – Rối loạn tăng động/giảm chú ý – điều này làm cản trở chức năng hoặc sự phát triển bình thường ở trẻ.
Việc có thể nhận định trẻ mắc chứng rối loạn hành vi hay không có thể khó nhận biết đối với sự nghịch ngợm, nổi loạn thông thường. Tốt nhất là các bậc phụ huynh nếu cảm thấy lo lắng, sự bất thường ở trẻ hay mang đến nhưng nhà tâm lý uy tín để có thể đưa ra được kết quả chính xác và đưa ra các biện pháp phòng ngừa hay điều trị rối loạn một cách hợp lý.
Bài viết liên quan: